Định hƣớng từng ngành

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 78)

Để nâng cao hiệu quả VKTTĐVĐBSCL thì cần có những định hƣớng cụ thể trong từng ngành.

2.1. Nông – lâm – thủy sản

Phát triển nông – lâm – thủy sản của vùng theo hƣớng sản xuất hàng hóa lớn hay chuyên môn hóa sản xuất. Dựa trên nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng để có sự đầu tƣ thích đáng. Đặc biệt là khả năng cạnh tranh của các loại sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng, kết hợp với áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là mô hình ứng dụng công nghệ cao của nông nghiệp. Áp dụng thủy lợi hóa, hóa học hóa, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp nhằm đạt năng suất và chất lƣợng cao.

Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản trong giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 5,4%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5%/năm. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông – lâm – thủy sản, dự kiến đến năm 2015 nông nghiệp chiếm 45,5%, lâm nghiệp 0,8%, thủy sản 53,7%. Đến năm 2020 tƣơng ứng là 41,3%, 0,7%, 58%.

* Nông nghiệp

Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 5,4%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 5,0%/năm.

Phát huy lợi thế cạnh tranh của cây lúa, cây truyền thống của vùng. Dự kiến đến năm 2020 cần duy trì diện tích đất lúa với quy mô 772,2 nghìn ha. Trong đó các tỉnh có quy mô sản xuất lúa lớn nhất của vùng là Kiên Giang (45,3% diện tích và 45,1% sản lƣợng), An Giang (33,9% diện tích và 34,0% sản lƣợng).

Cây ăn quả từng bƣớc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đƣa các giống tốt, chất lƣợng cao vào. Xây dựng mô hình sản xuất quả sạch. Phát triển rau, quả phục vụ nhu cầu ngƣời dân vùng đô thị.

Cây công nghiệp duy trì diện tích hiện có để đáp ứng đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Đồng thời sử dụng hợp lý tài nguyên kết hợp với bảo vệ môi trƣờng.

Chăn nuôi tổ chức theo hƣớng công nghiệp tập trung, đảm bảo kiểm soát dịch bệnh.

* Thủy sản

Đƣa khoảng 90% diện tích mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thủy sản trong vùng hiện tại vào sản xuất thủy sản, đẩy mạnh nuôi trồng nƣớc lợ và nƣớc mặn theo hƣớng thâm canh, bán thâm canh, nâng sản lƣợng thủy sản nuôi trồng đến năm 2020 đạt khoảng 1684 nghìn tấn.

Khai thác hợp lý cá nuôi trồng và đánh bắt. Chú trọng đầu tƣ hiện đại hóa phƣơng tiện đánh bắt hƣớng tới biển xa. Dự kiến sản lƣợng thủy sản đánh bắt đến năm 2020 đạt khoảng 736 nghìn tấn.

Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy tích cực quá trình CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Phát triển đánh bắt một cách bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ. Giảm đánh bắt gần bờ tăng dần đánh bắt xa bờ. Phát triển đánh bắt thủy sản phải gắn với an ninh quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển.

Nuôi trồng ở cả môi trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc lợ, nƣớc mặn. Ngoài các sản phẩm nuôi chính (cá, tôm) nâng cao sản lƣợng các loài thủy sản khác (gồm cả các loài đặc sản), đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, nâng cao hiệu quả đầu tƣ sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng nội địa và xuất khẩu.

Hƣớng trọng tâm phát triển nuôi thủy sản nƣớc ngọt. Đa dạng hóa mô hình nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt phù hợp với điều kiện sinh thái nhƣ nuôi cá lồng bè nƣớc ngọt, nuôi cá đồng trong ao hồ, ruộng lúa, nuôi trong rừng tràm với các sản phẩm chủ lực: cá tra, tôm càng xanh, các loại cá đồng.

* Lâm nghiệp

Phát triển ổn định và bền vững hệ thông rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nâng cao hiệu quả trồng rừng sản xuất tập trung. Tăng tốc độ che phủ rừng từ 11,1% lên 13% năm 2015.

Tập trung củng cố, bảo vệ và nâng cao chất lƣợng các khu rừng đặc dụng hiện có, thiết lập ranh giới ổn định lâu dài cho các khu rừng đặc dụng, vƣờn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang) và 5 vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Kiên Giang, Cà Mau…

Tập trung xây dựng hệ thống rừng phòng hộ biên giới và phòng hộ đầu nguồn. Đặc biệt đối với các khu vực xung yếu và rất xung yếu ven biên giới. Đối với các công trình thủy lợi, các tuyến kênh và đê chính, nhất thiết phải bố trí các đai rừng phòng hộ đủ rộng để hạn chế tốc độ của lũ.

Bảo vệ và đẩy mạnh phục hồi, phát triển các đai rừng phòng hộ ven biển hiện có và đã quy hoạch. Tích cực trồng mới rừng ở những khu vực phòng hộ xung yếu đang bị xói lở, xúc tiến tái sinh rừng trên những bãi bồi.

Tổ chức chuyển giao rộng rãi tiến bộ kĩ thuật cho ngƣời sản xuất nông nghiệp. Phát triển trồng rừng kinh tế theo phƣơng thức thâm canh (giống, phân bón, chăm sóc…). Mở rộng thử nghiệm trồng các giống cây lâm nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột giấy và chế biến đồ gia dụng.

2.2.Công nghiệp – xây dựng

Cần phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh (khoảng 17% giai đoạn 2011 – 2015 và 16% giai đoạn 1016 – 2020), có chất lƣợng và hiệu quả, góp phần tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từng bƣớc nâng cao vị thế công nghiệp của vùng trong nền công nghiệp của toàn vùng ĐBSCL và cả nƣớc.

Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có trọng điểm đầu tƣ theo hƣớng tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao.

Phát triển công nghiệp gắn với dịch vụ, nông – lâm – thủy sản, phát triển đô thị phục vụ quốc phòng. Phát triển công nghiệp luôn phải đi đôi với việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Ƣu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, công nghiệp dầu khí và năng lƣợng, công nghiệp hỗ trợ (sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm cung cấp cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử – tin học…).

* Công nhiệp chế biến nông – lâm – thủy sản

Phát triển theo hƣớng đầu tƣ theo chiều sâu cho các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hóa các mặt hàng để nâng cao các mặt hàng xuất khẩu, gắn với mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Thu hút đầu tƣ xây dựng một số nhà máy mới. Ƣu tiên, các dự án sản xuất các mặt hàng tinh chế, sản phẩm ăn liền xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc, nuôi thủy sản phục vụ vùng và các tỉnh lân cận.

Phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản với vùng nguyên liệu, thực hiện CNH – HĐH nông thôn.

Chế biến lúa gạo đầu tƣ phát triển tổ hợp chế biến xay xát gạo chất lƣợng cao, gạo xuất khẩu theo công nghệ liên hoàn từ khâu thu hoạch đến chế biến sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao, phân bố ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ. Phát triển các hệ thống sấy bảo quản ở các kho vệ tinh trong vùng. Đồng thời đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nhân dân, nâng cao chất lƣợng hạ giá thành sản phẩm.

Chế biến thủy sản đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng công suất chế biến. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến tƣ nhân, đầu tƣ thêm một số nhà máy chế biến công suất 5 tấn/ngày. Có kế hoạch xây dựng các nhà máy chế biến đông lạnh, nâng cấp một số cơ sở chế biến nƣớc mắm có quy mô lớn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản phát triển mạng lƣới cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản gắn với vùng sản xuất tập trung. Xây dựng một số xƣởng chế biến bột cá có công nghệ và thiết bị tiên tiến nhằm giảm lƣợng nhập khẩu bột cá.

* Công nghiệp năng lượng

cho các hộ tiêu thụ khí – điện – đạm. Đầu tƣ xây mới kho xăng dầu đầu mối khu vực Tây Nam Bộ tại Cần Thơ, An Giang, Cà Mau. Tạo điều kiện xây dựng nhà máy lọc dầu công suất 2 triệu tấn dầu thô/năm tại TP Cần Thơ. Tiếp tục hoàn thiện trung tâm điện lực Ô Môn với 4 nhà máy công suất 2640 MW tại Cần Thơ. Quy hoạch, xây dựng trung tâm nhiệt điện công suất 4400MW tại Kiên Lƣơng tỉnh Kiên Giang.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng khai thác đá vôi ở Hà Tiên (Kiên Giang), granit (An Giang) tiến tới giảm dần khai thác đá ở An Giang để bảo vệ môi trƣờng sinh thái và cảnh quan cho phát triển du lịch. Đổi mới công nghệ, mở rộng nhà máy sản xuất xi măng hiện có. Đầu tƣ, mở rộng cơ sở sản xuất đá ốp lát, tấm tƣờng vật liệu nhẹ… Đổi mới mở rộng công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

* Công nghiệp hóa chất

Tiếp tục phát triển các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và tiêu dùng của nhân dân. Phát triển công nghiệp hóa chất sử dụng từ khí tại Cà Mau bao gồm: nhà máy sản xuất đạm công suất ban đầu 800 nghìn tấn/năm, sản xuất khí amoniac, nitơ lỏng, sản xuất bao bì PP, PE. Phát triển công nghiệp hóa dƣợc nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Huy động mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất dƣợc phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lƣợng và mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chú trọng đầu tƣ sản xuất phân hữu cơ vi sinh đƣợc chế biến từ các nguồn rác thải dân dụng và than bùn có sẵn tại các địa phƣơng với quy mô nhà máy khoảng 1200 tấn/năm.

* Công nghiệp cơ khí

Củng cố, xây dựng, phát triển lƣợng sản xuất cơ khí các địa phƣơng ở quy mô vừa và nhỏ, nghiên cứu xây dựng trung tâm cơ khí của vùng ở Cần Thơ để hỗ trợ cơ khí các địa phƣơng phát triển, nâng cao dần trình độ công nghệ, chế tạo đƣợc các sản phẩm có yêu cầu ngày một cao hơn. Phát triển công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu thủy tại Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang. Xây dựng các

cơ sở sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản, sản xuất phụ tùng lắp ráp máy động lực tại các địa phƣơng trong vùng.

* Định hướng tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Bố trí các khu công nghiệp dọc theo trục quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng, kết hợp với mạng lƣới cảng biển và cảng sông, gắn với phát triển mạng lƣới đô thị trong vùng.

- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và triển khai đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh dần cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tƣ vào các KCN Hƣng Phú I, II, Thốt Nốt, Bắc Ô Môn, Ô Môn (TP Cần Thơ) , KCN Vàm Cống, Hội An (An Giang), KCN Thạnh Lộc, Thuận Yên, Xẻo Rô, Kiên Lƣơng II, Tắc Cậu (Kiên Giang), KCN Khánh An, Hòa Trung, Năm Căn, Sông Đốc (Cà Mau). Mở rộng KCN Bình Hòa, Bình Long (An Giang).

- Dự kiến diện tích đất các KCN trên địa bàn của vùng này đến năm 2020 khoảng 5000 – 5500 ha (chƣa tính KCN Kiên Lƣơng, Kiên Giang) với tỉ lệ lấp đầy khoảng 60 – 70% đất công nghiệp có thể cho thuê.

- Thành lập KCN tại Nông trƣờng Sông Hậu, Nông trƣờng Cở Đỏ khi đã cơ bản lấp đầy các KCN đã thành lập trên địa bàn TP Cần Thơ, KCN Kiên Lƣơng (bố trí Trung tâm nhiệt điện Kiên Lƣơng) tại Kiên Giang.

2.3. Dịch vụ

* Giao thông vận tải

Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải: đón trả khách và đƣa hàng đến tận nhà. Mở rộng hệ thống bán vé, đặt chỗ qua điện thoại, Internet…

Khai thác hiệu quả thế mạnh vận tải đƣờng thủy. Chú trọng đầu tƣ khai thác các tuyến đƣờng sông, kênh, rạch, phƣơng tiện vận tải thủy nội địa, từng ngành vận tải đƣờng thủy nội địa phát triển đồng bộ và hiện đại cả về luồng tuyến, bến bãi, phƣơng tiện vận tải và bốc xếp.

Dự kiến khối lƣợng hàng hóa tăng bình quân hàng năm khoảng 8 – 9%, khối lƣợng vận chuyển hành khách tăng 5 – 6%.

Các đô thị lớn trong vùng nhƣ TP Cần Thơ là các đầu mối giao thông quan trọng với chức năng chủ yếu là trung chuyển hàng hóa, hành khách giữa

các hành lang vận tải; vận chuyển hàng hóa, hành khách đi, đến thành phố trong vùng và toàn quốc.

* Du lịch

Đƣa du lịch của vùng này trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, du lịch sông nƣớc, biển, miệt vƣờn…

Đầu tƣ xây dựng các trung tâm du lịch lớn (Phú quốc, Cần Thơ, Bảy Núi – An Giang…), có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, các khu vui chơi giải trí quy mô lớn, chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, miệt vƣờn, kết hợp du lịch với các ngành khác.

Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phƣơng trong vùng cũng nhƣ cả vùng ĐBSCL, tạo nên sự thống nhất trong các hoạt động phát triển du lịch, kết nối với du lịch của Đông Nam Bộ.

Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập phát triển du lịch trong Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng tuyến du lịch Xuyên Á; các tour du lịch giữa Việt Nam với Campuchia và Thái Lan…

Về phát triển các sản phẩm du lịch:

- Tạo sản phẩm du lịch du lịch độc đáo, đặc trƣng gắn với khai thác tài nguyên tự nhiên phong phú, đặc biệt là các khu vƣờn quốc gia, hệ sinh thái rừng ngập nƣớc, các sân chim, khu bảo tồn thiên nhiên…

- Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề, hình thành các điểm du lịch nổi tiếng về du lịch biển đảo (tại Phú Quốc), du lịch núi (Bảy Núi – An Giang), du lịch văn hóa – tín ngƣỡng (đền Bà Chúa Xứ – An Giang).

- Mở rộng các loại hình du lịch mới (tham quan, nghiên cứu; hội nghị, hội thảo…).

Hình thành 3 cụm du lịch lớn: cụm TP Cần Thơ và phụ cận; cụm Bảy Núi – Rạch Giá – Phú Quốc và vùng phụ cận; cụm du lịch Năm Căn và vùng phụ cận.

* Thương mại

Đẩy mạnh phát triển thƣơng mại trên cơ sở phát huy và khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của vùng, trở thành đòn bẩy thúc đẩy các ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chú trọng cả thị trƣờng nội địa, nhất là khu vực nông thôn và mở rộng thị trƣờng trong khu vực và thế giới. Mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài mà trƣớc tiên là các địa phƣơng trong vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ. Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới quan trọng. Thúc đẩy thƣơng mại giao lƣu trao đổi với các địa phƣơng của Campuchia.

Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trƣởng bình quân 16 – 17%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và khoảng 15 – 16%/năm giai đoạn 2016 – 2020.

Phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 – 2015 tăng 13,8%/năm, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt khoảng 5,6 tỉ USD, giai đoạn 2016 – 2020 kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13,2%/năm và kim ngạch xuất khẩu của vùng đạt trên 10,3 tỉ USD. Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu ngƣời tăng từ 830 USD năm 2015 lên 1450 USD năm 2020.

Tập trung phát triển 1 số ngành, sản phẩm có tiềm năng và giá trị cao để phục vụ cho xuất khẩu nhƣ lúa, tôm, cá, rau quả đông lạnh, khai thác thêm các mặt hàng mới.

Phát triển TP Cần Thơ theo hƣớng nâng dần vai trò là trung tâm thƣơng mại của vùng. Hoàn thiện và đƣa vào sử dụng chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo cấp vùng tại Thốt Nốt, chợ đầu mối thủy sản, trung tâm phân phối cấp

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)