Vai trò của VKTTĐVĐBSCL đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 62 - 65)

VKTTĐVĐBSCL có 1 vị trí chiến lƣợc vô cùng quan trọng. Việc hình thành VKTTĐVĐBSCL có vai trò to lớn đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… góp phần phát triển bền vững đất nƣớc.

Vùng có nhiều đóng góp to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu thống kê, kinh tế toàn vùng chiếm khoảng 8% GDP năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 2556,7 triệu USD, chiếm 26,7% so với vùng ĐBSCL và 1,6% so với cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của vùng khoảng 12,6% giai đoạn 2006 – 2010.

Quy mô GDP của vùng tăng, 4 VKTTĐ chiếm trên 78,6% quy mô GDP cả nƣớc. Trong đó VKTTĐVĐBSCL chiếm 8%.

Biểu đồ 2.2: GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nƣớc

(Đơn vị: %)

Mục tiêu phát triển KT – XH của Đảng và nhà nƣớc ta đề ra là đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nhiệp. Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì việc làm đầu tiên là phải tiến hành quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Để làm đƣợc điều trên đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tích lũy trong thời gian dài. Việc xây dựng VKTTĐVĐBSCL góp phần tích lũy vào nền kinh tế của đất nƣớc. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng nói riêng và trên phạm vi lãnh thổ cả nƣớc nói chung. Đặc biệt là giảm tỉ trọng nông – lâm – thủy sản.

Cơ cấu kinh tế của VKTTĐVĐBSCL có sự chuyển dịch đáng kể theo xu hƣớng chung. Năm 2010 khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 30,6%, công nghiệp – xây dựng chiếm 28,3,%, dịch vụ 41,1%.

VKTTĐVĐBSCL hình thành phù hợp với bối cảnh quốc tế, góp phần tạo ra sự nhanh nhạy, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu với việc

Năm 2000 0.00% 18.90% 5.30% 42.70% 33.10% Năm 2010 21.40% 23.30% 6.50% 40.80% 8.00% VKTTĐPB VKTTĐMT VKTTĐPN VKTTĐVĐBSCL Ngoài VKTTĐ

hình thành VKTTĐVĐBSCL, Đảng và Nhà nƣớc đã chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nên mạng lƣới giao thông khá đồng bộ với đầy đủ các loại hình giao thông vận tải. Nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động và gần các nƣớc Đông Nam Á, giáp Campuchia, vùng đƣợc coi là chiếc cầu nối trong quá trình hội nhập kinh tế, giao lƣu với các vùng của cả nƣớc, các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Sự phát triển kinh tế của vùng làm nổi lên trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị quan trọng của vùng cũng nhƣ cả nƣớc đó là TP Cần Thơ, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ƣơng của cả nƣớc. Đó là đầu tàu để kéo các tỉnh khác cùng phát triển.

Cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng ngày càng đƣợc nâng cấp và hoàn thiện hơn tập trung nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp nghề tiêu biểu là Đại học Cần Thơ. Đó là cơ sở để đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của vùng cũng nhƣ của cả nƣớc.

Với vị trí chiến lƣợc quan trọng, vùng là địa điểm thu hút đầu tƣ lƣợng vốn lớn cho sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Năm 2010 là 87 dự án với tổng số vốn đăng kí 4363,2 triệu USD.

Vùng tập trung nhiều KCN nhƣ Cần Thơ, Cà Mau, Ô Môn… bao gồm nhiều ngành kinh tế đa dạng đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu ở các tỉnh lân cận, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

VKTTĐVĐBSCL góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong vùng và các tỉnh lân cận, thu hút lao động vào các ngành kinh tế thúc đẩy KT – XH phát triển. Hơn thế, việc phát triển kinh tế VKTTĐVĐBSCL góp phần tạo tích lũy cho nền kinh tế cả nƣớc, tạo cơ sở cho việc giữ vững và bảo vệ an ninh quốc phòng của vùng cũng nhƣ cả nƣớc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020

VKTTĐVĐBSCL có rất nhiều tiềm năng sẵn có để phát triển KT – XH của vùng. Bên cạnh đó vùng còn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT – XH của cả nƣớc. Chính vì vậy, cần phải đƣa ra những định hƣớng và mục tiêu cho sự phát triển KT – XH của vùng đến năm 2020.

Một phần của tài liệu tìm hiểu vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)