2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.1. Khái quát chung
VKTTĐVĐBSCL là địa bàn phát triển năng động, có quy mô GDP lớn, tốc độ tăng trƣởng nhanh của vùng ĐBSCL.
Đóng góp GDP của vùng vào nền kinh tế cả nƣớc và vùng ĐBSCL ngày càng tăng. Đối với cả nƣớc, từ 6,5% năm 2000 lên 8,0% năm 2010. Còn trong vùng ĐBSCL, tỉ trọng GDP của vùng rất lớn, tƣơng ứng là 39,4%, 43%. Trong 4 tỉnh, thành phố của vùng, quy mô GDP của TP. Cần Thơ và Kiên Giang tƣơng đƣơng nhau, ở mức là 44,1 tỉ đồng. Tỉnh An Giang có GDP dẫn đầu với 45,5 nghìn tỉ đồng. Riêng tỉnh Cà Mau chỉ bằng ½ GDP của mỗi đơn vị hành chính nói trên.
GDP/ngƣời của toàn vùng năm 2010 là 25,2 triệu đồng, cao hơn mức trung bình cả nƣớc và VKTTĐMT (20,9 triệu đồng), thấp hơn VKTTĐPB (32,0 triệu đồng) và VKTTĐPN (45,7 triệu đồng). TP Cần Thơ có GDP/ngƣời là 36,9 triệu đồng, đứng thứ 4/63 tỉnh sau Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Tốc độ tăng GDP của VKTTĐVĐBSCL ở mức cao so với cả nƣớc, đạt 11,0%/năm giai đoạn 2000 – 2005 và 12,6%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Tốc độ tăng trƣởng của khu vực nông – lâm – thủy sản khá cao nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng, huy động và khai thác tốt các nguồn lực của vùng. Hơn thế, nội bộ các ngành này có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, phát huy lợi thế sản phẩm chủ lực của vùng.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của vùng đã có sự chuyển dịch theo xu hƣớng tích cực. Đó là giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tuy vậy, sự chuyển dịch diễn ra còn chậm, trong giai đoạn 2006 – 2010 tỉ trọng khu vực I vẫn còn cao so với cả nƣớc, gấp 2,5 lần mức trung bình của 4 vùng kinh tế trọng điểm. Kiên Giang và Cà Mau có tỉ trọng khu vực I cao nhất (tƣơng ứng là 42,6% và 39,9% năm 2010).
Cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch theo hƣớng hiện đại khi tỉ trọng của khu vực phi nông nghiệp đã tăng nhanh từ 56,9% năm 2000 lên 69,4 % năm 2010.
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi giữa các khu vực Nhà nƣớc, ngoài Nhà nƣớc và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Biểu đồ 2.1: GDP của vùng phân theo khu vực kinh tế năm 2000 và 2010
(Đơn vị: %)
Khu vực kinh tế ngoài Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong khu vực nông – lâm – thủy sản và các ngành công nghiệp chế biến liên quan đến nó. Tỉ trong khu vực nhà nƣớc có xu hƣớng giảm dần còn khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không đáng kể.