Mạt-na thức

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 51)

NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA MẠT-NA THỨC 3.1 HỆ THỐNG 8 THỨC CỦA PHẬT HỌC

3.1.7. Mạt-na thức

Mạt-na thức (manas) – thức thứ bảy trong tám thức – là cơ sở cho ý thức phát sinh, cũng là một thức. Mạt-na thức có cơ sở là tàng thức (a-lại-gia thức), mặt khác, tàng thức cũng là đối tượng của mạt-na thức. Tính đặc thù của mạt-na thức là gắn liền và gắn chặt với cái tôi. Mạt-na thức sẽ được phân tích kỹ trong phần sau.

3.1.8. Tàng thức

Tàng thức hay a-lại-gia thức (alaya-vijñāna) là thức căn bản, là nền tảng của tất cả 7 thức còn lại. Các nhà Duy thức học cho rằng một trong các tác dụng của tàng thức là biến hiện (biểu hiện ra hay làm biến chuyển). Tàng thức biến hiện ra sinh mạng (căn thân)hoàn cảnh trong đó sinh mạng sống

(khí thế gian). Tàng thức có 3 nhiệm vụ:

Thứ nhất, tàng thức chứa đựng và bảo tồn (năng tàng) tất cả các hạt giống hay chủng tử (bīja) của những gì cá nhân kinh nghiệm, nhận thức hoặc tri giác.

Thứ hai, tàng thức cũng chính là các hạt giống (sở tàng). Tàng thức chẳng những là kho chứa hạt giống (chủ thể) mà còn là bản thân hạt giống chứa trong kho (đối tượng). Thức phải bao gồm cả chủ thể nhận thức và đối tượng.

Thứ ba, tàng thức là chứa đựng những luyến ái về cái tôi (ngã ái chấp tàng). Đó là do liên hệ phức tạp và vi tế giữa tàng thức và mạt-na thức. Mạt-na thức phát sinh từ tàng thức, và nó cũng quay lại, nắm lấy tàng thức, coi đó là cái ngã riêng biệt và độc lập của nó. Đa số các khổ đau của con người đều là kết quả từ nhận thức sai lầm này của mạt-na thức.

Theo quan điểm của Phật giáo, tám tâm thức trên không độc lập với nhau mà trong một thức đều chứa đựng bảy thức kia. [30, các trang 16, 20, 41 và 165]

Tóm lại, ở trên chúng ta đã phân tích về tám thức. Tàng thức, mạt-

na thức, ý thức và năm thức trước được gọi tám thức tâm vương (vương là vua, là chủ đạo, là chính). Ngoài ra, còn có 51 hiện tượng tâm lý phụ thuộc vào 8 thức này được gọi là tâm sở.

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w