NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA MẠT-NA THỨC 3.1 HỆ THỐNG 8 THỨC CỦA PHẬT HỌC
3.1.4. Thiệt thức
Thiệt căn là hệ vị giác được phân tích theo cặp phạm trù giải phẫu – sinh lý. Trên lưỡi có những gai lưỡi chứa các tế bào thần kinh chuyên tiếp nhận các kích thích của các phân tử hóa học của các chất trong thức ăn, thức uống. Sự kích thích đó tạo ra xung thần kinh trong các tế bào và truyền tín hiệu điện vào tới não (khu vị giác trên thùy thái dương) để phát sinh ở đó cảm giác nếm. Thiệt thức tạo ra cảm giác nếm. Những tế bào thụ thể vị giác tụ tập tại những nụ vị giác, tập trung thành đám nhô lên của màng nhầy gọi là nhú vị giác. Nhú được phân bố khắp khoang miệng đặc biệt ở phía trên của lưỡi. Khả năng nếm thức ăn của con người là kết quả sự hoạt hóa của các tế bào cảm nhận vị giác trong lưỡi. Những tế bào này tìm ra những hóa chất liên kết với bốn tính chất cơ bản của vị giác là ngọt, mặn, chua và đắng. Đầu lưỡi bao gồm các thụ quan nhạy cảm với chất ngọt, hai phần bên gần đầu lưỡi nhạy cảm với chất mặn, hai phần bên cuối lưỡi nhạy cảm với chất chua. Phần giữa cuống lưỡi nhạy cảm với chất đắng. Các cơ quan cảm nhận vị giác còn có ở hầu và vòm miệng.
Vị trần là đối tượng của thiệt căn, đó là các vị của sự vật.
Thiệt thức là một loại nhận thức cảm tính phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật thông qua các vị (hay các phân tử hóa học) đang tác động vào giác quan lưỡi. Như vậy, thiệt thức còn gọi là nhận thức cảm tính nếm, nhận thức trực tiếp bằng hệ vị giác, cái biết của nhận thức bằng hệ vị giác.
3.1..5. Thân thức
Thân căn là hệ mạc giác được phân tích theo cặp phạm trù giải phẫu – sinh lý. Trong da có các tế bào thần kinh chuyên tiếp nhận các kích thích là sự đụng chạm, cọ xát và các tế bào thần kinh chuyên tiếp nhận kích thích của
áp lực. Thân thức tạo ra cảm giác da. Mỗi loại cảm giác được các thụ quan tương ứng phát hiện ra: Thụ quan xúc giác, nhiệt thụ quan, thụ quan cảm giác đau, thụ quan bản thể.
Xúc trần là đối tượng của thân căn. Đó là sự tiếp xúc với các tính chất của sự vật như: mềm-cứng, nóng-lạnh, khô-ướt,...
Thân thức là một loại nhận thức cảm tính phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật khi sự vật đó tác động lên da bằng các kích thích cơ học và nhiệt độ. Như vậy, thân thức còn gọi là nhận thức cảm tính chạm, nhận thức trực tiếp bằng hệ mạc giác, cái biết của nhận thức bằng hệ mạc giác.
3.1.6. Ý thức
Ý thức – cấp độ nhận thức đặc biệt của mạt-na thức – là quá trình tâm lý phản ánh thế giới qua lăng kính nghiệp của chủ thể. Tính chất luân lý của ý thức là có thể là thiện, có thể là ác, có thể là vô ký (trung tính). Ý thức được xem là gốc rễ của hành động và lời nói. Ý thức phân biệt, nhận thức nhưng không liên tục (thẩm mà không hằng).
Ý thức (consciousness (mano-vijñāna)) là thức thứ sáu phát khởi khi ta tiếp xúc với bất kỳ một đối tượng nào của nhận thức. Ý thức có cơ sở là ý
(cũng là thức thứ 7 hay thức mạt-na thức), có đối tượng là các sự vật, hiện tượng, kể cả những gì trong tâm thức của con người.
Căn cứ vào trạng thái kết hợp hay độc lập với năm thức trước mà Phật học chia ý thức thành: ngũ câu ý thức và bất câu ý thức.