c) Mạt-na thức trong hệ thống 8 thức
2.3.1.4. Nguyễn Tường Bách
Nguyễn Tường Bách, với “Lưới trời ai dệt”, đã làm cho giới Phật học cảm thấy thú vị bởi so sánh xuất sắc giữa Vật lý học và Duy thức học. Nghiệp lực và thức của Duy thức học và các định luật, nguyên lý của Vật lý học và Toán học được ông so sánh và tìm ra được mối liên hệ đáng kinh ngạc, dù ông rất khiêm tốn bằng cách luôn đi tới kết luận bằng những câu hỏi.
Theo ông, mạt-na tác động lên a-lại-da như sau: “A-lại-da thức được xem mênh mông như biển cả, bản thân nó không chủ động tạo tác. Nhưng một khi mạt-na thức tác động lên a-lại-da thức thì những chủng tử nằm sẵn trong a-lại-da thức được khởi động và nhận thức những sự vật tưởng chừng như khách quan. Mạt-na là thức phân biệt tức thời khách thể – chủ thể, tạo nên ý thức nhị nguyên, ý thức về cái ‘ta’ và cái ‘không phải ta’
Và cũng theo ông, sáu giác quan (kể cả ý thức41) là những kẻ báo cho Mạt-na các thông tin từ bên ngoài, không hề đánh giá tốt xấu. Và chính
Mạt-na là kẻ đánh giá phải trái hay dở, ra lệnh cho sáu ý thức kia hoạt động và phản ứng. Ðồng thời mạt-na thức lại đưa các cảm giác hay chủng tử (bija) đó vào a-lại-da thức. Chủng tử này lại là kẻ ảnh hưởng và tạo tác lên thế giới bên ngoài và vòng tròn ấy tiếp tục vô cùng tận
Mạt-na thức được xem là gạch nối giữa sáu thức kia và a-lại-da thức. Nó là kẻ tưởng mình có một cái ta, là kẻ gây ‘ô nhiễm’ lên a-lại-da thức. Muốn tránh vòng tròn ô nhiễm vô tận đó, hành giả phải chấm dứt hoạt động đầy phân biệt của mạt-na thức, biến thức này thành ‘Bình đẳng tính trí’, là thức đứng trên mọi tính chất nhị nguyên. Nhờ đó hành giả đạt được tri kiến về tính chất huyễn hoặc của vạn sự.”42