Mạt-na thức trong hệ thống căn-trần-thức

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 31 - 32)

Với tư cách là ý căn, mạt-na thức thống nhất năm giác quan điều khiển các cơ quan nhận thức khác (然對此而統攝五根全體. 掌司來自各方

一切認識之機關者. 為意根是矣 [97, tr. 111]). Trong trường hợp này, mạt-na

thức dù có liên kết với năm giác quan thì vẫn được xem là giác quan ngoài

(外界認識之機關) và là một trong sáu căn.

“Này bạn! Năm căn đều có cảnh riêng, nhận thức riêng, không thể nhận thức cảnh giới chung nhau. Chỗ y chỉ (paṭisarana) của năm căn không thể nhận thức cảnh giới chung này là ý căn. Ý nhận thức được hết thảy cảnh giới của năm căn.”

Mặt khác, mạt-na thức thực ra là tác dụng của nội tâm, một loại tác dụng thuần túy tinh thần khác với năm giác quan mang tính vật chất. Vả lại, khi quan sát từ bên trong thì nó là đồng thể với cái gọi là tâm (citta)thức

(viññāṇa37). [24, tr. 120]

Mạt-na thức bao gồm cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, bởi lẽ, đó là loại nhận thức do năm giác quan đưa đến, đồng thời, ngay cả đối với các hoạt động tâm lý bên trong chủ thể, ý căn cũng lấy đó làm đối tượng nhận thức để hình thành ý thức. [97, tr. 115]

“Các Tỳ-khưu! Hết thảy thức do duyên sinh (paccayaṃ paṭicca) mà có tên gọi, tức lấy nhãn căn làm duyên mà sinh sắc thức thì gọi là nhãn thức; lấy nhĩ căn làm duyên mà sinh thanh thức thì gọi là nhĩ thức; lấy tỵ căn làm

duyên mà sinh hương thức thì gọi là tỵ thức; lấy thiệt căn mà sinh vị thức thì gọi là thiệt thức; lấy thân căn làm duyên sinh ra xúc thức thì gọi là thân thức; lấy ý căn làm duyên sinh ra pháp thức thì gọi là ý thức, cũng như lửa nhờ duyên mà đốt mà có những tên gọi khác nhau: lửa nhờ rơm là duyên mà sinh thì gọi là lửa rơm...”. [24, tr. 121]

Đối với thế giới bên ngoài, năm giác quan là những cái cửa, khi đưa các kích thích nào đó vào bên trong thì nhờ sự phối hợp của ý căn mà phát sinh phản ứng/xạ đặc biệt từ bên trong, còn bản thân ý căn là chủ thể nhận thức và làm hiện ra cái phản ứng/xạ thông thường gọi là ý thức. [97, tr. 115- 116] và [24, tr. 122]

Như vậy, mạt-na thức mang trong mình tính thống nhất hai mặt sinh lý và tâm lý, nói cách khác, mạt-na thức vừa là ý căn đồng thời cũng vừa là ý thức.

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w