Chức năng của mạt-na thức

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 55 - 56)

NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA MẠT-NA THỨC 3.1 HỆ THỐNG 8 THỨC CỦA PHẬT HỌC

3.2.3. Chức năng của mạt-na thức

Chức năng của mạt-na thức là chức năng phản ánh được phân tích trên cơ sở học thuyết phản ánh, một học thuyết có sự tương đồng giữa Tâm lý học và Kinh Lăng-già.

Đối với Tâm lý học, thế giới dù có thể được xem là điều kiện và môi trường để hình thành và phát triển tinh thần nhưng nhất định độc lập khách quan với tinh thần (tâm lý), theo đó, tinh thần phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ thể hay con người nhập tâm hóa thế giới thành cái tâm lý. Còn đối với Phật học, mà ở đây là Duy thức học và Kinh Lăng-già, lại cho rằng thế giới (tàng thức hay nghiệp) dù được tinh thần (mạt-na thức) phản ánh để hình thành và phát triển cái tâm lý, nhưng không nhất định độc lập khách quan với tinh thần, mà thống nhất trong một chỉnh thể tàng thức.

Trong Studies in the Lankavatara Sutra, D.T. Suzuki đã sử dụng từ

reflect rất nhiều lần để chỉ hoạt động hay tác động của mạt-na thức lên tàng thức. Đa số các từ reflect này thể dịch là phản chiếu, một số ít dịch là suy nghĩ

(như Suzuki chú giải cuối trang), phần còn lại được dịch là phản ánh. Vấn đề đặt ra là từ phản ánh được dịch từ reflect của Suzuki có mang nội hàm của từ

cách ví von (như mặt trăng phản chiếu trên sông hoặc hình ảnh phản chiếu trong gương) thì ít có sự tương đồng với Tâm lý học, nhưng khi diễn đạt là

phản ánh, suy nghĩ hay tư lự thì lại khá tương đồng với quan điểm tư duy là hình thức phản ánh phức tạp của Tâm lý học.

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w