Mạt-na thức trong hệ thống tâm-ý-thức

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 32)

Phật giáo nguyên thủy dùng từ thức theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, thức là toàn bộ cái tâm lý, bao gồm cả thọ, tưởng, hành và các hiện tượng tâm lý khác. Trong nghĩa này, có khi thức tương đồng với tâm (citta)ý (manas). Câu Phật thường hay nói: “Cái ấy hoặc gọi là tâm, là ý hay là thức (yañca kho idaṃ vuccanti cittaṃ [PTS: cittati] vā mano vā viññṇaṃ ti vā) chính là dùng tâm, ý, thức như nhau mà cho đó là nghĩa toàn thể của tâm. [97, tr. 121-122] và [24, tr. 127-128]

Theo nghĩa hẹp, thứcthức uẩn trong thuyết Năm uẩn [24, tr. 127]. Thuyết này chia cấu tạo con người thành năm loại là: sắc (rūpa, vật chất), thọ (vedanā, tình cảm), tưởng (saññā, biểu tượng), hành (sankhāra38, ý chí), và thức (viññāṇa, ý/nhận thức, ngộ tính)... Thức ở đây chỉ là tác dụng thống giác39 (apperception) hay giác tính (understanding) chỉ cho tâm là sự thống

nhất của ý thức và điều khiển những tác dụng phán đoán và suy lý [24, tr. 106].

Tóm lại, ở thời đại Phật giáo nguyên thủy, mạt-na thức được xem là

ý căn, ý thức hoặc ý khi dùng lẫn lộn giữa tâm-ý-thức.

2.2.2. Phật giáo Bộ phái

Trong giai đoạn này, một số quan điểm làm tiền đề để hình thành Duy thức học là: bản thức, bổ-đặc-già-la, giả danh, bất khả thuyết ngã, tế tâm, tâm thức luận, tế ý thức biến y căn thân, căn bản thức sanh khởi lục thân, chủng tập, tùy miên, tập khí, a-lại-da, nghiệp lực, chủng tử hữu lậu, vô cảnh luận. [62, các trang 77, 86-7, 97, 105, 122, 160, 163, 169, 173, 183, 189, 193, 220, 259]

a) Mạt-na thức trong hệ thống căn-trần-thức

So với Phật giáo nguyên thủy, thì mạt-na thức trong thời đại này không có nhiều thay đổi đột biến. Theo đó, ý căn đồng nhất với ý thức (ý thức được xem là cơ quan nhận thức đối tượng). [25, tr. 212]

Pháp-tập-luận hay A-đạt-tát-lợi-nô của Thượng Tọa bộ Nam phương cho sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý tất cả là cửa, sự kích thích của ngoại giới đập vào cửa năm căn, đồng thời gõ cửa ý căn, sau đó, do tâm thể chấn động mà mới phát sinh biểu tượng nhận thức . [25, tr. 502]

Tác dụng của giác quan và ý căn hoàn toàn đồng thời. Sáu cảnh/trần là đối tượng của nhận thức. Khi giác quan bị khích thích thì [các thông tin] được thu vào trong cửa ý căn làm tâm thể chấn động (tâm lý vô ý thức) mà sinh ra tri giác. Bốn điều kiện không thể thiếu để phát sinh cảm giác là giác quan, trần/cảnh, ý căn và cảnh vào trung khu của nội, ngoại căn (ý căn và giác quan). [25, tr. 505-506]

Tương đồng với nghiên cứu của Kimura Taiken, TH. Stcherbatsky nhận thấy rằng mạt-na thức trong giai đoạn này là giác quan trong. Theo đó,

Phật giáo Hinayāna (Tiểu thừa) nhìn chung bỏ qua linh hồn, nhưng đề cao

giác quan trong. Toàn bộ công việc nhận thức nhờ giác quan trong giúp đỡ giác quan ngoài nhận biết các đối tượng ngoài và nhận biết trực tiếp hoạt động bên trong của tâm lý. Lý trí sau đó trở thành giác quan thứ sáu40 phối hợp với năm giác quan ngoài và có các đối tượng đặc biệt riêng của nó trong việc nhận biết thế giới bên ngoài. [91, tr. 172]

Có thể nói sự tranh luận bản chất giải phẫu – sinh lý thần kinh của mạt-na thức là cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử Tâm lý học Ấn Độ, trong đó có Phật giáo.

Tóm lại, tương tự với thời đại Phật giáo nguyên thủy, trong hệ thống căn-trần-thức, mạt-na thức được xem là giác quan trong (nội căn) và đồng nhất với ý thức.

b) Mạt-na thức trong hệ thống tâm-ý-thức

Nếu như thời đại Phật giáo nguyên thủy dùng tâm-ý-thức đồng nhất với nhau thì đến thời đại này cuộc tranh luận không ngã ngũ của các bộ phái đã cho thấy có sự tồn tại song song cả hai quan điểm đồng nhất và không đồng nhất.

- Trường phái cho rằng tâm-ý-thức đồng nhất

Thế Hữu (ra đời vào khoảng 500 năm sau Phật niết-bàn) phân loại tâm như sau: “Tâm là gì? Là tâm, ý, thức. Tâm, ý, thức là gì? Là lục thức thân, tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.” [25, tr. 217]. Theo đó, mối liên hệ giữa ba thuật ngữ tâm, ý và thức như sau: Thuật ngữ biểu hiện cái gọi là tâm có ba loại, đó là: tâm, ý, thức. Trong các câu kinh cổ xưa có nói: “Tâm ấy cũng gọi là ý, cũng gọi là thức”. Ba thuật ngữ này hầu như được dùng một cách đồng nhất. [25, tr. 262-264]

Các quan điểm A-tỳ-đạt-ma cũng cho rằng ba cái đó chỉ khác tên mà chủ trương thể là một. Thành Thật Luận, quyển 5, Vô số phẩm 60 (...) nói:

“Tâm, ý, thức thể là một mà tên khác nhau. Nếu pháp có thể duyên thì gọi là tâm”. Câu-xá luận, quyển 4 nói: “Tập khởi nên gọi là tâm, tư lương nên gọi là ý, liễu biệt nên gọi là thức”. [25, tr. 263-264]

- Trường phái cho rằng tâm-ý-thức không đồng nhất

Ba danh từ đó có sự khác biệt thể hiện qua các cách nói như sau: 1) Gọi quá khứ tâm là ý, vị lai tâm, hiện tại tâm là thức; 2) Nói tâm là nghĩa

nguồn gốc (種族, chủng tộc), ý là nghĩa phát sinh (生門, sinh môn), thức là nghĩa thói quen (積聚, tích tụ); 3) Nói tác dụng của tâm là tư tưởng (tư tưởng có nghĩa là làm tăng trưởng nghiệp chủng tử), tác dụng của ý là tư lương, tác dụng của thức là liễu biệt, v.v... Ngoài ra, còn đưa ra nhiều khu biệt khác nữa. Để đúc kết điểm này, Hiếp Tôn Giả nói: “Tăng trưởng nghiệp chủng tử là tác dụng của tâm, suy nghĩ so đo là tác dụng của ý, phân biệt hiểu rõ là tác dụng của thức” [25, tr. 463]. (...) Một mặt thừa nhận sự bất đồng về ý nghĩa, một mặt chỉ những tên khác nhau của nhất thể, không cái nào có tính độc lập. [25, tr. 464]

2.2.3. Phật giáo Đại thừa

Trong giai đoạn này đáng chú ý là sự ra đời của Trung quán luận

gắn với tên tuổi của Nāgārjuna (Long Thọ) và Duy thức học gắn với Asanga (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân). Asanga và đặc biệt là Vasubandhu là những nhà sáng lập Duy thức học. Trung quán luậnDuy thức học được xem là hai trụ cột của Phật giáo đại thừa.

Mạt-na thức được thêm vào thuyết Duy thức học sau thời kỳ phát triển của Kinh Giải Thâm Mật. Đặc điểm của mạt-na thức lấy cái tác dụng chấp trì tàng thức mà sinh ra ngãchấp (cái tôi). [26, tr. 147-148]

Ý căn ở giai đoạn này vừa được xem là giác quan (trong) vừa được xem là tâm lý. Đối với các trường phái Nhân minh, Số luận và Vedānta, ý căn được xem như cơ quan nhận thức về vui, khổ, ý chí và nỗ lực, v.v.. (As internal organ there, Mind faculty is known as the cognition organ (jñānedriya) for pleasure, pain (sukha-uhkha), will and effort etc. (ichcā, prayatna, etc.)). Còn đối với các nhà Phật học đương thời, ý căn là một hiện tượng chuyển biến (a changing phenomena), có tác dụng như sự chín muồi

(the ripe) hoặc những điều kiện thích hợp cho mỗi hoạt động tâm lý và nó chi phối cả sự tái sinh. Ý căn được mô tả trong Câu-xá là cả tiến trình kết quả và không kết quả (both resultant and non-resultant process (vipāka and avipāka)), được đánh giá là thiện hoặc bất thiện hoặc trung tính về đạo đức, có thể thanh tịnh hoặc không, có thể tiêu diệt bằng sự phân tích sâu sắc và liên tục thiền định nhưng không cần bị tiêu diệt trong trường hợp thanh tịnh. Vì ý căn không được cấu thành từ sự tích tụ của nguyên tử (accumlation of atoms (paramāṇu)) nên không thể chỉ ra được là một cái gì đó xác định (it cannot be pointed out as something definete (anidarśana)). Ý căn là phương tiện mà cả các đối tượng tâm lý và vật lý đều được chủ quan hóa (Mind faculty is the means by which both the mental and non-mental objects are internalised). Ý căn không cần được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. [72, tr. 56-57]

b) Mạt-na thức trong hệ thống tâm-ý-thức

Mạt-na thức trong hệ thống này là đồng nhất với nhau. Theo nghiên cứu của Stcherbatsky, manas là tập khí phân biệt (vikalpa-vāsanā) có thể được so sánh với lý tính của Kant.(...). Trong trường hợp đó, nó là một từ đồng nghĩa với vijñāna và citta, tất cả chúng có nghĩa là cảm giác thuần túy. Nó được xếp vào giác quan thứ sáu, giác quan trong (...). Đối với Phật giáo, ấn tượng trở thành độc lập, chúng sau đó tiếp nhận tên tập khí (receive the name of vāsanā) (có lẽ mượn từ Số Luận) mà thỉnh thoảng được giải thích là

pūrvam jñānam, thỉnh thoảng là sāmarthyam, tức là, một sức mạnh (a force), hoặc cái Sức mạnh (the Force), Sức mạnh thượng hạng (the Force par excellence), mà tạo ra thế giới như nó trình hiện ra thực tại (naive realism); tập khí-phân biệt có thể do đó được so sánh với Lý tính khi nó làm việc / có quan hệ với nhiệm vụ của một sự sáng tạo độc lập của Phạm trù giác tính chúng ta (vikalpa-vāsanā can thus be compared with Reason when it is charged with the task of an autonomuos creation of the Categories of our Understanding).(...). Trong bối cảnh này, chúng ta có thể dịch nó là Lý tính

(We may accordingly translate it in this context as Reason). [90, tr. 293]

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w