KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA MẠT-NA THỨC

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 53)

NHỮNG BIỂU HIỆN CƠ BẢN CỦA MẠT-NA THỨC 3.1 HỆ THỐNG 8 THỨC CỦA PHẬT HỌC

3.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA MẠT-NA THỨC

THỨC

THỨC trong các tài liệu Phật học. Song, khi tìm hiểu các tư liệu chúng ta có thể hiểu về khái niệm này như sau:

Mạt-na thức là thức sinh khởi, chuyển hiện từ tàng thức cho nên được gọi là chuyển thức (paravṛtti-vijñāna). Mạt-na thức (ý căn) là căn của ý thức giống như mắt là cơ sở của thị giác, nói một cách đơn giản hơn, mạt-na thức là cơ sở để hình thành ý thức. Đối tượng của mạt-na thức không đến từ bên ngoài (như sắc, thanh, hương, vị, xúc) mà từ bên trong, do tác dụng của mạt-na thức với các hạt giống chứa trong tàng thức. Nếu không có đối tượng của ý căn thì sẽ không có ý thức, cũng giống như nếu không có sắc là đối tượng của nhãn căn thì không có nhãn thức. [Bài giảng của Thích Nhất Hạnh]

3.2.2. Vai trò của mạt-na thức

Sự giao thoa giữa mạt-na thức và tàng thức tạo ra một thế giới ảo

tưởng được Phật học gọi là đới chất cảnh (trong khi tánh cảnh được định nghĩa là các sự vật, hiện tượng chưa bị con người nhận thức khác với bản

thân của nó (thing-in-itself) thì đới chất cảnh được định nghĩa là sự vật, hiện

tượng đã bị nhận thức khác với bản thân của nó (representations); còn độc

ảnh cảnh là thế giới hình ảnh của sự vật, hiện tượng đang diễn ra trong

tâm lý của con người (the realm of mere images)). Mạt-na thức có bản chất của

vô minh và tham ái làm động lực thúc đẩy các hoạt động như suy tư, tính toán, đo lường (gọi chung là nhận thức). Mạt-na thức không nhận thức sự vật một cách trực tiếp mà chỉ nhận thức qua đới chất cảnh. Theo đó, cái tôi là một hình ảnh về tàng thức được mạt-na thức sáng tạo ra rồi mặc định một cách nhầm lẫn là “bản ngã” và tin rằng “bản ngã” này vĩnh hằng, không thay đổi.

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w