Các khái niệm liên quan đến học thuyết phản ánh

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 56)

Để làm rõ hơn nữa vấn đề trên, trước hết, cần phân biệt phản xạ, phản ứng, phản chiếu phản ánh. Như đã biết, phản xạ là hiện tượng vật lý, đó là sự phản xạ của ánh sáng khi chiếu vào mặt gương, mặt nước, v.v… hoặc sự phản xạ của âm thanh mà ta gọi là tiếng dội, tiếng vọng khi âm thanh đập vào vách núi rồi dội ra; phản xạ còn là hiện tượng sinh học, đó là sự phản xạ vô điều kiện của cơ thể (ví dụ bàn tay ta tự động rụt lại khi vô tình chạm phải ngọn lửa) hoặc sự phản xạ có điều kiện (ví dụ sự tiết nước bọt của con chó trong thể nghiệm của Pavlov khi nó nhìn thấy ngọn đèn đỏ). Phản ứng (reaction) là thuật ngữ dùng trong hóa học (phản ứng hóa học); thuật ngữ này cũng được dùng cho con người (thái độ phản ứng, hành động phản ứng đối với thái độ hay hành động của một người nào đó). Như vậy, phản xạ và phản ứng đều có ý nghĩa là sự đáp trả (response) một kích thích (sitmulus) của cái bị kích thích (stimulated).

Thuật ngữ phản ánh (reflect) có nghĩa khác với phản xạ và phản ứng. Nó là dấu vết trên sự vật B do sự vật A để lại và có thể có cả dấu vết trên sự vật A do sự vật B để lại khi hai sự vật đó tác động vào nhau. Dấu vết đó là sự phản ánh của sự vật này (cái phản ánh) đối với sự vật kia (cái được phản ánh). Ngay cả sự phản xạ và sự phản ứng cũng có thể để lại dấu vết (ví dụ bàn tay rụt lại khỏi ngọn lửa là một sự phản xạ nhưng cũng đã bị bỏng, dấu vết bỏng trên bàn tay là dấu vết phản ánh việc bàn tay chạm lửaphản ánh việc bàn tay đã rụt lại khỏi ngọn lửa nên chỉ bỏng thôi mà không cháy chín).

Tâm lý trong não người được Tâm lý học coi là sự phản ánh hiện thực khách quan vì nó là dấu vết của việc hiện thực khách quan tác động vào não qua các giác quan và các dây thần kinh tới não.

Hình ảnh trong gương là sự phản chiếu (tiếng Anh cũng là reflect

hoặc reflection) và cũng là sự phản ánh sự vật được chiếu vào gương. Tâm lý trong não không được gọi là sự phản chiếu mà được gọi là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não (nhưng không thể dùng từ phản xạ vì không có sự đáp trả nào). Theo chuyên gia Trần Tuấn Lộ, “D. T. Suzuki đã dùng từ reflect (phản ánh) là rất đúng”. Kế thừa ý kiến này, tác giả luận án cho rằng hai từ

phản ánh trong Kinh Lăng-già và Tâm lý học tương đồng với nhau.

Phản ánh trong Tâm lý học hiện đại là đặc tính chung của vật chất thể hiện khả năng tái tạo những dấu hiệu, đặc điểm, cấu trúc và quan hệ của các khách thể khác với các mức độ tương ứng khác nhau.

Đặc điểm của phản ánh phụ thuộc vào mức độ tổ chức của vật chất, bởi vậy phản ánh khác nhau về chất trong thế giới hữu cơ và vô cơ, trong thế giới động vật và trong môi trường xã hội, trong các hệ thống có tổ chức đơn giản và các hệ thống có tổ chức cao. Ở cấp độ cơ thể, phản ánh đầu tiên được thể hiện dưới dạng tính kích thích của cơ thể sống – khả năng trả lời tác động của các kích thích bên ngoài và bên trong bằng các phản ứng có tính lựa chọn. Hình thức phản ánh này được gọi là phản ánh tiền tâm lý44. Trong quá trình phát triển của thế giới hữu cơ, hình thức phản ánh này được cải tổ và phát triển thành tính nhạy cảm (khả năng có cảm giác). Đó là những hình ảnh tâm lý đầu tiên về môi trường giúp cho cơ thể định hướng và điều chỉnh các hành động của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu45. Những hình thức đơn giản nhất này của phản ánh là tiền đề để phát triển những hình thức phức tạp hơn như các cảm giác, tri giác, tư duy..., cho phép tái hiện những mối liên hệ không

gian, thời gian và nhân quả, đảm bảo cho hành vi có được tính thích ứng và tích cực hơn.

Đối với con người, nhờ hoạt động xã hội, tính tích cực của phản ánh không chỉ tăng lên, mà còn thay đổi về chất. Tính có chọn lọc và tính hướng đến mục đích được xác định bằng nhu cầu cải tạo thiên nhiên trong quá trình hoạt động. Trong các quá trình này, phản ánh tâm lý là sự hình thành các hình ảnh không chỉ có tính cảm tính, mà còn là tư duy lôgic (các khái niệm, các giả thuyết...) và tưởng tượng sáng tạo (...). [22, tr. 586-587]

Phản ánh tâm lý là một dạng phản ánh, là thuộc tính cơ bản của cơ thể sống có tổ chức cao. Tóm lại, phản xạ, phản ứng là hình thức phản ánh tiền tâm lý, phản ánh vật lý, sinh lý là hình thức phản ánh giản đơn và nhận thức – trong đó có tư duy – là hình thức phản ánh phức tạp hay cấp cao.

Nhập tâm hóa là quá trình hình thành những cấu trúc tâm lý bên trong bảo đảm cho việc tiếp thu cấu trúc và biểu tượng bên ngoài từ các hoạt động xã hội. Nhập tâm hóa là sự biến đổi cấu trúc của hoạt động có đối tượng thành cấu trúc của bình diện ý thức bên trong. Nói cách khác, biến quan hệ tâm lý liên nhân cách46 thành tâm lý nội tâm của bản thân chủ thể. Cần phải thấy rằng, nhập tâm hóa khác hẳn với bất cứ hình thức tiếp thu nào “từ bên ngoài”, nó tái tạo và lưu giữ những thông tin bằng ký hiệu tâm “bên trong” (tri giác và trí nhớ). [22, tr. 553-554]

Cơ chế phản ánh, theo Tâm lý học, là cơ chế cái được phản ánh (hiện thực khách quan) tác động vào giác quan và, thông qua giác quan, tác động vào các dây thần kinh cảm giác (là các dây nối giác quan với não) để các dây thần kinh chuyển tải những thông tin về hiện thực khách quan vào não, não sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin để tạo ra tại não những hiện tượng tâm lý, từ cảm giác, tri giác, đến trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy, tưởng tượng và cả xúc

cảm, tình cảm, ý chí cũng như các thuộc tính của nhân cách. Sự phản ánh bằng cơ chế nói trên là kết quả của sự nhập tâm hóa.

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w