Mạt-na thức biểu hiện qua vô thức

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 70 - 74)

b) Chức năng phản ánh của mạt-na thức

3.3.4. Mạt-na thức biểu hiện qua vô thức

Freud có nói tới một vùng năng lượng nằm sâu trong vô thức có gốc từ sinh lý tượng trưng cho tất cả ao ước, thèm muốn, khao khát, bực dọc sâu kín được gọi là cái ấy, tiếng Pháp gọi là "le çà"', tiếng Anh dịch là "the Id".

Theo quan điểm của tác giả Nhất Hạnh, Cái Đó (cái ấy) trong Phân tâm học tương đương với mạt-na thức của Phật học. Do đó, nhằm làm nổi bật vị trí của mạt-na thức trong cấu trúc nhân cách của Phân tâm học theo quan điểm của Nhất Hạnh và nhằm thống nhất với thuật ngữ trong Tâm lý học, chúng tôi sẽ thay thế ba từ Cái Đó, Cái NgãCái Siêu Ngã mà ông đã dùng như sau:

-Cái Đó (tức cái ấy) thành mạt-na thức, -Cái Ngã thành cái tôi,

Theo Freud, một phần70 của mạt-na thức có liên hệ với sinh lý

(soma). Trong Phật học có danh từ danh sắc (nāma-rūpa, psycho-soma).

Danhpsycho, sắcsoma. Do đó, những mê mờ, hờn giận, thèm muốn cũng có những gốc rễ sinh lý. Chúng là danh mà có gốc ở sắc tuy cũng như có những cái sắc có gốc ở danh.

Tác giả Nhất Hạnh cho rằng theo Freud, phát xuất từ mạt-na thức có một cái tôi. Trong một cuốn sách "cái tôimạt-na thức", Freud có nói tới sự liên hệ giữa cái tôimạt-na thức, cho rằng gốc rễ của cái tôi nằm sâu trong ý thức. Cái tôi tuy có nguồn gốc từ mạt-na thức nhưng cái tôi một mặt bị mạt- na thức thúc đẩy, một mặt thì ý thức được thực tế. Vì vậy cái tôimôi giới

giữa thực tại ngoài đời và nhu cầu bên trong. Khi trưởng thành, cái tôi tìm cách làm thỏa mãn mạt-na thức trong giới hạn có thể thực hiện được.

Freud còn đi xa hơn và nói rằng: ở trên cái tôi còn có cái siêu tôi.

Siêu tôi cũng có gốc rễ từ trong ý thức. Siêu tôi đóng vai trò như quan tòa, quan sát cái tôi, thấy được cái gì là hay, là lý tưởng, là nên làm để có thể thăng hoa. Những ước vọng về sự công bằng xã hội, về cái đẹp thuộc về siêu tôi. Nhưng siêu tôi vẫn có gốc ở nơi mạt-na thức. Nếu so sánh với Duy biểu học thì chúng ta thấy rằng tất cả mạt-na thức, cái tôisiêu tôi đều từ hạt giống mà sinh ra.

Tàng thức luôn duy trì các hạt giống bên trong. Mạt-na thức là tổng hợp của một số hạt giống của sự đòi hỏi thỏa mãn tài, sắc, danh, thực, thùy

trong tàng thức. Cái tôi là một trong các chuyển thức cũng từ hạt giống ở trong thức tàng thức mà chuyển ra.

Trong thức tàng thức có những hạt giống của tham, sân, si, thèm khát, giận hờn, thù hận và những mạt-na thức… đều là những khối nội kết rất lớn. Chúng là một nguồn năng lượng mà càng tích lũy, củng cố thì sẽ càng lớn

và thúc đẩy con người tới những tâm trạng tiêu cực hoặc hành vi gây ra đau khổ, nếu không thực tập thiền định. Vì thế, "mạt-na thức mạnh hơn cái tôi".

Trong Duy biểu học, tất cả các hiện tượng của tâm thức đều chuyển biến không ngừng trong từng sát-na71, tất cả các thức đều là những dòng nước trong đó mỗi giọt nước đều chứa đựng kiến phần và tướng phần (chứa chủ thể và đối tượng) và luôn luôn sát-na diệt. Do đó, mạt-na thức không riêng rẽ, không bất động mà luốn vận động, chuyển biển trong vô thức (tàng thức).72

Tiểu kết chương 3

Hệ thống 8 thức gồm: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức và tàng thức. Tám thức này được phân ra thành 4 tầng: năm giác quan, ý thức, mạt-na thức và tàng thức. Tám thức này không tồn tại độc lập mà nằm trong mối liên hệ biện chứng với nhau (tám thức là một và một là tám thức). Tuy vậy, mỗi thức có nhiệm vụ riêng.

Mạt-na thức dựa trên tàng thức mà hình thành và phát triển, để rồi đến lượt mình trở thành cơ sở hình thành ý thức và năm thức trước. Tính đặc thù của mạt-na thức là gắn liền và gắn chặt với cái tôi – một hiện tượng tâm lý giao thoa giữa tàng thức và mạt-na thức để rồi bị mặc định một cách nhầm lẫn là “bản ngã” và tin rằng “bản ngã” này vĩnh hằng, không thay đổi. Đối tượng của mạt-na thức là thế giới qua đới chất cảnh. Mạt-na thức đóng vai trò vô minh trong việc nhận thức sai lầm về cái tôi của con người. Căn cứ vào đặc tính này có thể có một định nghĩa về mạt-na thức theo nghĩa hẹp của nó.

Mạt-na thức thực hiện chức năng phân biệt tàng thức thành chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, làm cơ sở để sáu thức trước nhận thức sai lầm thế giới (tự nhiên, xã hội và tư duy / tâm lý).

Mạt-na thức có quan hệ mật thiết với nhiều khía cạnh tâm lý của con người như nhận thức, nhân cách, ý thức và vô thức (cái ấy). Căn cứ vào mối quan hệ này có thể có một định nghĩa về mạt-na thức theo nghĩa rộng của nó.

Một phần của tài liệu Mạt na thức của phật giáo từ góc nhìn tâm lý học (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w