Cơ chế chính sách về CPH DNNN khi hội nhập KTQT

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Là một bộ phận của chương trình cải cách DNNN, quá trình CPH ở nước ta được bắt đầu với chương trình thử nghiệm vào năm 1992. Căn cứ vào Nghị quyết phiên họp lần thứ 10 Quốc hội khóa VIII, Thủ tướng đã ban hành QĐ số 202- CT ngày 08/06/1992 để phát động chương trình vào giữa năm 1992 với tiêu đề “Thí điểm chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần”. Chương trình qui định việc chuyển đổi trên cơ sở tự nguyện của các DNNN với qui mô trung bình, không mang tính chiến lược, có khả năng hoặc có thể đứng vững thành các Công ty cổ phần. Điều này được thực hiện thông qua việc mua cổ phần của cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp, các nhà đầu tư tư nhân, công chúng trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài (với điều kiện là việc tham gia của bên nước ngoài phải được sự phê chuẩn của Thủ tướng). Các CTCP được hình thành sẽ được điều chỉnh theo Luật Công ty (ban hành ngày 21/12/1990). Tuy nhiên do tiến độ chương trình CPH chậm, Thủ tướng đã ban hành QĐ số 84/Ttg ngày 04/04/1993 với tiêu đề “Hướng dẫn chương trình chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần” để thúc đẩy việc thực hiện chương trình CPH thí điểm.

Trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, nhận thấy cần thiết phải có giải pháp CPH mạnh hơn, ngày 07/05/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28-CP “Chuyển đổi một số

doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần”. Tiếp theo đó là Nghị định số 44/1998/NĐ-CP, số 64/2002/NĐ-CP, số 187/2004/NĐ-CP, số 109/2007/NĐ- CP “Chuyển Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần”; chính sách xử lý nợ và lao động dôi dư; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật đất đai… Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các cơ chế chính sách của chương trình CPH các DNNN, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP nhằm cung cấp các hướng dẫn đối với việc chuyển DN 100% vốn Nhà nước thành CTCP. Cùng với đó là việc thành lập và chính thức hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và ban hành các quy định về chuyển giao, tiếp nhận và thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn ở các CTCP, trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi từ các DNNN thuộc các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi đất nước ta hội nhập KTQT, các Thành viên WTO rất quan tâm đến hoạt động của các DNNN ở Việt Nam vì theo họ có 2 lý do. Thứ nhất, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường và trong quá trình này, như một số Thành viên WTO đã nêu lên, Việt Nam tiếp tục dành một số ưu đãi cụ thể (độc quyền, bảo hộ…) cho các DNNN. Thứ hai, theo cách hiểu của một số Thành viên WTO thì các DNNN tại Việt Nam không chỉ chiếm số lượng lớn, tỷ trọng đóng góp vào GDP cao cũng như có tổng số vốn rất lớn mà còn có nhiều lợi thế về năng lực sản xuất, cung cấp dịch vụ và xuất khẩu một số mặt hàng chủ chốt (gồm xăng dầu, khoáng sản, dịch vụ viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm…). Các Thành viên WTO thể hiện lo ngại về khả năng Chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường và thậm chí vô hiệu hóa các cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam. Đây chính là lý do tại sao các Thành viên WTO yêu

cầu Việt Nam đưa ra các cam kết toàn diện về DNNN nói chung và yêu cầu minh bạch tối đa chương trình CPH các DNNN đang thực hiện. Trước lo ngại của các thành viên, Chính phủ Việt Nam đã công bố, minh bạch hóa đầy đủ các thông tin về chính sách và khuôn khổ pháp luật chung liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các DNNN. Việt Nam cũng xác nhận rằng, Việt Nam đang thực hiện một quá trình CPH các DNNN dài hạn, khuyến khích tham gia cạnh tranh bình đẳng.

2.1.2. Các cam kết về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam khi hội nhập KTQT

2.1.2.1. Thông tin chung về các cam kết CPH DNNN

Trong quá trình hội nhập KTQT, thế giới đã tập trung nhiều chú ý vào sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát tại Việt Nam. Khi gia nhập WTO,WTO không đưa ra các quy tắc đối với các Thành viên về việc ưu tiên một hình thức sở hữu nào đó hay trong việc thành lập và vận hành các DNNN. Điều này nghĩa là WTO không đưa ra yêu cầu bắt buộc phải CPH các DNNN. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo nguyên tắc minh bạch hóa, nghị định thư gia nhập của tất cả các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi đều có nghĩa vụ thông báo hàng năm cho các Thành viên WTO khác về các chương trình CPH của họ. Trong quá trình đàm phán và gia nhập, bên cạnh yêu cầu cung cấp thông tin về kết quả tiến trình CPH DNNN, Việt Nam thường bị các thành viên yêu cầu xác nhận liệu Việt Nam có cho phép khu vực tư nhân tham gia vào các ngành nghề/lĩnh vực mà Nhà nước sẽ nắm giữ 100% cổ phần liệt kê tại phụ lục của Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg hay không.

Một số thành viên yêu cầu và làm rõ hình thức và mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các DN do Nhà nước đầu tư (bao gồm các DN

100% vốn Nhà nước, các DN mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, các DN mà Nhà nước góp vốn…). Việt Nam xác nhận rằng mục tiêu duy nhất của việc đưa ra danh sách các ngành mà Nhà nước nắm giữ 100% cổ phần hoặc cổ phần chi phối là để kiểm tra và phân loại các công ty hiện đang hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch cải cách (gồm sắp xếp, chuyển đổi, giải thể các DNNN), không nhằm tạo ra hạn chế hay cản trở DN thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia vào các lĩnh vực trong danh sách. Liên quan tới các DNNN, NN không can thiệp vào các quyết định liên quan tới tổ chức và hoạt động của các DN này mà chỉ đóng vai trò là một chủ sở hữu, giống như các chủ sở hữu trong các lĩnh vực kinh tế khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã đồng ý công bố kế hoạch CPH các DNNN có thời hạn của mình, bao gồm số lượng DNNN sẽ được CPH cũng như công bố công khai tất cả các quy định điều chỉnh khái niệm, phạm vi và thủ tục CPH; các lĩnh vực cho phép nước ngoài tham gia trong quá trình CPH cũng như mức độ tham gia; cơ chế định giá; bán cổ phần và chỉ định Giám đốc các DNNN tham gia vào quá trình CPH; vai trò của Nhà nước với tư cách là một chủ sở hữu của các DNNN và cơ cấu tổ chức, hoạt động của các DNNN này sau khi đã được CPH.

2.1.2.2. Các cam kết CPH các DNNN khi hội nhập KTQT

Giống như các nền kinh tế chuyển đổi mới gia nhập khác, Việt Nam cam kết sẽ đảm bảo tính minh bạch tối đa của các chương trình CPH đang thực hiện, và để thực hiện mục tiêu này, kể từ thời điểm gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cung cấp cho các thành viên WTO báo cáo thường niên về tình trạng chương trình CPH ở Việt Nam và tình trạng CPH các DNNN.

Không chỉ với các Thành viên WTO, đại diện các nhóm nghiên cứu và lãnh đạo nhiều tổ chức tài trợ đã yêu cầu Việt Nam phải đưa ra một cách cụ thể hơn về kế hoạch CPH các DNNN.

Phần 2.2 của luận văn sẽ phân tích rõ thực trạng của quá trình CPH DNNN ở nước ta chính thức được bắt đầu năm 1992, và đến hết năm 2011, chúng ta vẫn còn 1.309 DN 100% vốn Nhà nước, đa số là các DNNN lớn nên việc CPH các DNNN này trong thời gian ngắn là khó khả thi. Trước yêu cầu cấp bách đó, Chính phủ đã phát đi thông điệp “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011-2015. Đẩy mạnh CPH các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn theo phương án đã phê duyệt. Công ty mẹ tại các tập đoàn, TCT thực hiện việc bán vốn cho tổ chức, cá nhân bên ngoài, chứ không bán hoặc chuyển giao lại cho các đơn vị thành viên trong nội bộ. Đẩy mạnh việc niêm yết các tập đoàn, tổng công ty đã CPH trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước” [23]. Nếu làm chậm quá trình CPH các DNNN, chúng ta sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năng lực cạnh tranh của DNNN, và quan trọng hơn Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hiện cam kết quốc tế, gặp nhiều vướng mắc trong cải cách kinh tế. Theo cam kết, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng, cụ thể là những cam kết thương mại về dệt may, về trợ cấp phi nông nghiệp, về trợ cấp nông nghiệp, về quyền kinh doanh, thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất nhập khẩu…Ngoài ra còn có các cam kết mở cửa ở những lĩnh vực khá nhạy cảm, hiện đang giữ thế độc quyền như: dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí, dịch vụ bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm…Vì vậy, việc thực hiện CPH các DNNN không chỉ là phương thức nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mà còn là việc thực hiện cam kết. Nhiều “đại gia” vốn đang ở thế độc quyền sẽ buộc phải mở cửa

cho CPH, thực hiện chủ trương: xóa bỏ bao cấp, bảo hộ, độc quyền kinh doanh bất hợp lý, bất bình đẳng bởi nếu không lại tạo sức ì cho DNNN.

2.1.2.3. Tác động của các cam kết CPH các DNNN

Việc thực hiện cam kết về CPH các DNNN hoàn toàn không phải là biệt lệ đối với Việt Nam và nó không gây ra gánh nặng cho Chính phủ Việt Nam do các cơ quan Chính phủ phải chuẩn bị và công bố Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm nói chung và đặc biệt là có một báo cáo về tình hình cải cách các DNNN nói riêng. Bên cạnh đó, hầu hết các tổ chức phát triển, định chế tài chính và các ngân hàng quốc tế hoạt động tại Việt Nam (ví dụ như Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Ngân hàng Thế giới WB, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB, Công ty Tài chính Quốc tế IFC…) đều có báo cáo của riêng họ về vấn đề này. Do đó, việc thực thi cam kết nói trên không đòi hỏi việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, việc thực thi cam kết này sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch của tiến trình CPH các DNNN và do đó cho phép khu vực tư nhân, cả trong và ngoài nước, được tiếp cận nhiều hơn các cơ hội mà tiến trình CPH này đem lại, bao gồm cả việc tham gia vào các hoạt động trước đây chỉ dành cho khu vực Nhà nước.

2.1.2.4. Các giải pháp thực hiện cam kết CPH các DNNN

Tốc độ CPH các DNNN được đánh giá là chậm chạp khiến tính hiệu quả hoạt động của khu vực Nhà nước vốn đã không bằng các khu vực kinh tế khác lại tiếp tục doãng rộng. Giám đốc các tổ chức tài chợ quốc tế không khỏi lo ngại trước kết quả kinh doanh gần đây của các tập đoàn, TCT Nhà nước. Do đó, Chính phủ cần xem xét thực hiện các biện pháp sau dưới góc độ thực hiện cam kết CPH.

Đẩy nhanh tiến trình CPH và mở rộng diện các DNNN cần được CPH. Tách bạch DNNN hoạt động vì mục đích lợi nhuận và phi lợi nhuận.

Hàng năm xây dựng và công khai hóa chương trình, kế hoạch CPH và báo cáo minh bạch, chính xác đối với các Thành viên quốc tế.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)