Biểu đồ 2.2: Số DNNN sau CPH có lãi hoặc lỗ qua các năm
6.5 29 700 2525 3241 0.5 3 77 412 712 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1990-1996 1997-1998 1999-2001 2002-2005 2006-2011
số doanh nghiệp lãi số doanh nghiệp lỗ
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua biểu đồ 2.2, chúng ta có thể nhận thấy số doanh nghiệp có lãi chiếm từ 84% đến 90%. Số công ty có lãi có xu hướng giảm và chững lại, trong khi đó số công ty thua lỗ có xu hướng tăng từ 8% những năm đầu lên 15% giai đoạn sau này.
Xét về các mức độ khác nhau, hầu hết các DNNN sau CPH hoạt động có hiệu quả hơn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH thể hiện trên tất cả các chỉ tiêu về vốn, giá trị tài sản, doanh thu, lợi nhuận…
Bảng 2.3.Một số chỉ tiêu cơ bản của DNNN sau CPH
Chỉ tiêu 1 năm sau CPH 2 năm sau CPH so với năm đầu tiên Tổng giá trị tài sản tăng 69,47% tăng 22,91% Tổng vốn sở hữu tăng 12,84% tăng 78,41%
Doanh thu tăng 78,79% tăng 17,78%
Lợi nhuận tăng 219,14% giảm 1,14%
Nộp NSNN tăng 92,37% tăng 50,73%
Nguồn: Ban dự án tư vấn chính sách tài chính, Bộ tài chính năm 2010
Về mặt quản lý, các cơ quan chức năng hoàn toàn yên tâm rằng các DNNN sau CPH đã ngày càng vững mạnh, tự đảm trách được một cách có hiệu quả lĩnh vực kinh doanh của mình, ngay cả khi không còn là DNNN. Sau 2 năm sau CPH nói chung, tổng giá trị tài sản của DN tăng 22,91% so với năm đầu tiên CPH, nếu so với năm trước khi CPH tăng 69,47%. Về kết quả sản xuất, kinh doanh và nộp ngân sách của DN tăng cao: Năm thứ 2 sau khi CPH so với năm đầu tiên sau CPH, doanh thu tăng 17,78% còn so với năm liền kề trước khi CPH thì tăng 78,79%. Tương tự với tổng vốn sở hữu và nộp ngân sách đều tăng. Năm thứ 2 sau khi CPH so với năm đầu tiên sau CPH, lợi nhuận giảm 1,14% là do năm đầu tiên sau CPH lợi nhuận tăng cao (219,14%) và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 kéo dài cho tới ngày nay cũng tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp nói chung. Đây là một minh chứng hết sức thuyết phục khẳng định CPH DNNN là một chủ
trương hết sức đúng đắn và có tác động cao độ trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của những DNNN, nhất là trong bối cảnh Việt Nam nói chung, DNNN nói riêng hội nhập KTQT.
Chi phí Nhà nước chi ra để thực hiện cái cách, chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần thấp hơn nhiều so với lợi nhuận DN thu được sau 2 năm hoạt động theo hình thức cổ phần. Chi phí cải cách DNNN đã chi ra cho các DN này là 2.419.131 triê ̣u đồng trong khi lợi nhuâ ̣n của doanh nghiê ̣p làm ra trong hai năm sau CPH là 12.483.747,36 triê ̣u đồng [4, tr.4]. Điều này cho thấy tuy Nhà nước phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho cải cách DN trong quá trình CPH các DNNN nhưng cũng chính nhờ đó mà tình hình tài chính các DN được lành mạnh hóa, tạo điều kiện cho DN ổn định và phát triển ngay sau khi hoàn tất quá trình CPH. Xét lợi ích tổng thể của nền kinh tế thì chi phí cải cách là cần thiết và mang lại hiệu quả rất cao.
Một số các chỉ tiêu khác như năng suất lao động tăng 18,3%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu [7]. Nguyên nhân là việc tính toán dựa trên lao động có hợp đồng dài hạn, điều này cho thấy cơ cấu lao động của doanh nghiệp cổ phần đã thay đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của đặc thù sản xuất kinh doanh trong từng thời điểm.
Đầu tư tài sản cố định tăng bình quân 16,4% [7], đạt tốc độ tăng trưởng tương đương mức trung bình của toàn bộ khu vực doanh nghiệp tư nhân, nhưng thấp hơn mức tăng trưởng của các DNNN. Điều này cho thấy nguồn lực tài chính để đầu tư của các DN sau CPH còn hạn chế so với DNNN. Tuy nhiên, nếu như mức tăng trưởng này xuất phát từ đầu tư mới và lợi nhuận tái đầu tư thì càng chứng tỏ tính bền vững của tăng trưởng trong các DN sau CPH. Lương bình quân tăng 11,4% [7], phù hợp với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lao động.