Bảng 2.1: Số lƣợng DNNN đã CPH qua các giai đoạn
STT Năm Số lƣợng DNNN đƣợc CPH Ghi chú 1 1990 - 1996 7 Thí điểm CPH 2 1997 - 1998 25 Mở rộng CPH 3 1999 - 2001 745 Đẩy mạnh CPH 4 2002 - 2005 2.160 Tiến hành ồ ạt 5 2006 - 2011 1.016 Tiếp tục CPH 6 Cộng 3.953 Nguồn: Tổng cục thống kê
2.2.1.1. Giai đoạn 1 (1990 – 4/1996): Thí điểm, cổ phần hoá tự nguyện (thực hiện theo Quyết định số 202/CT)
CPH ở Việt Nam được thực hiện theo đường lối thử và sửa. Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 143/HĐBT ngày 10 tháng 5 năm 1990 lựa chọn một số DN nhỏ và vừa, mang tính chất tự nguyện để thử chuyển đổi thành công ty cổ phần. Kết quả là có 2 DN trong năm 1990-1991 được CPH. Năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng lại ra Quyết định số 202 ngày 8 tháng 6 năm 1992 yêu cầu mỗi bộ ngành trung ương và mỗi tỉnh thành chọn ra từ 1-2 DNNN để thử CPH. Kết quả là đến tháng 4 năm 1996, có 3 DNNN do trung ương quản lý và 2 DNNN do địa phương quản lý được CPH.
2.2.1.2. Giai đoạn 2 (5/1996 – 6/1998): Mở rộng chương trình thí điểm cổ phần hoá (thực hiện theo Nghị định số 28/1996/NĐ-CP)
Vào năm 1996, sau khi đánh giá kết quả của chương trình thí điểm, Chính phủ quyết định mở rộng chương trình này và đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ với CPH. Nghị định 28/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các Bộ, ngành TW và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc TW lập danh sách DNNN do mình quản lý sẽ được CPH cho đến năm 1997. Tinh thần của Nghị định là chọn những DN mà Nhà nước thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tượng. Nghị định cho phép các lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương có thêm quyền hạn trong việc tiến hành CPH các DNNN được chọn làm thử. Theo đó, đối với DNNN có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện CPH. Kết quả của giai đoạn thí điểm CPH mở rộng này là có 25 DNNN đã được chuyển thành CTCP.Một lần nữa kết quả thu được không đáp ứng được kỳ vọng.
2.2.1.3. Giai đoạn 3 (6/1998 – hết năm 2001): Đẩy mạnh CPH
Từ tháng 6 năm 1998, chương trình thí điểm được thay thế bằng một kế hoạch CPH kiên quyết hơn với sự ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Đây có thể nói là khuôn khổ pháp lý đầu tiên về cổ phần hóa ở Việt Nam. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của DN được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với DN mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các DN mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các DNNN khác. 745 DNNN được CPH. Số lượng DNNN CPH giai đoạn này đã bằng 149 lần so với giai đoạn thí điểm và bằng gần 30 lần so với giai đoạn mở rộng thí điểm CPH các DNNN, cũng nhờ vào việc ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP (NĐ 44/CP).
2.2.1.4. Giai đoạn 4 (2002 – hết năm 2005): Tiến hành ồ ạt (thực hiện theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP)
Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty Nhà nước thành CTCP, theo đó cả các công ty thành viên của các TCT Nhà nước và ngay cả chính TCT Nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng CPH. Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá
khiến cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty Nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn thu rất lớn cho Nhà nước. Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các DNNN CPH còn trở thành một động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam. Trong số 30 công ty niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) vào ngày 31/5/2005, có 29 công ty là DNNN CPH.
Tính đến 31/5/2005, cả nước đã CPH được 2.935 DNNN. Trong đó, DN thuộc các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66%, ngành thương mại, dịch vụ chiếm 27,6%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,4%. Phân theo chủ sở hữu, DN thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm 61,7%; thuộc các Bộ, ngành chiếm 29%, thuộc các TCT 91 chiếm 9,3%. Phân theo quy mô vốn, DN có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm 54%; từ 5-10 tỷ đồng chiếm 23%, trên 10 tỷ đồng chiếm 23% [7, tr.2]
2.2.1.5. Giai đoạn 5 (2006 – nay): Hội nhập kinh tế quốc tế, cấp thiết hoàn thiện Cổ phần hoá DNNN
Sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN mà trọng tâm là CPH DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Giai đoạn 2006 đến nay được đánh dấu bằng việc ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
Tính đến năm 2011, cả nước đã CPH được 3.953 DNNN. Và còn lại 1.309 DNNN, trong đó có 101 tập đoàn, tổng công ty và 2 Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm 100% vốn. Về cơ bản đã chuyển được các DN 100% vốn Nhà nước sang hoạt động theo mô hình CTCP, thu hút thêm nguồn lực từ xã hội, quan trọng hơn là đã công khai giám sát hoạt động của các DN này.