Đối tượng CPH DNNN

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)

Cổ phần hóa DNNN nhằm huy động tối đa vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Đồng thời cũng tạo điều kiện

cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và được làm chủ thực sự. Để đáp ứng các mục tiêu đó, và để đẩy nhanh tiến độ CPH đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế cần phải có sự lựa chọn đối với các doanh nghiệp CPH. Trong quá trình CPH DNNN ở nước ta, việc lựa chọn đối tượng nào để cổ phần hóa cũng là một vấn đề khá phức tạp. Như một qui luật chung, Chính phủ các nước thường do dự khi bán các doanh nghiệp làm ăn có lãi, trong khi đó các nhà đầu tư lại nghoảnh đi trước các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Kinh nghiệm của các nước thì giải pháp cho vấn đề này buộc người ta phải tính đến sự phù hợp trong việc định giá doanh nghiệp. Để vừa có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra vừa có thể giải quyết được những vấn đề như vai trò định hướng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN đạt kết quả tốt, hầu hết các văn bản pháp luật về cổ phần hóa ở nước ta đều qui định đối tượng và điều kiện cổ phần hóa, bao gồm:

Loại doanh nghiệp Nhà nước hiện có, chưa tiến hành cổ phần hóa là những DNNN hoạt động công ích. Đó là các doanh nghiệp phục vụ an ninh quốc phòng, những doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ công cộng do Nhà nước giao kế hoạch hoặc đặt hàng theo giá, khung giá do Nhà nước qui định, hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận…Ngoài ra những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh: vật liệu nổ, chất phóng xạ, in bạc…cũng thuộc loại doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hóa.

Loại doanh nghiệp Nhà nước hiện có, Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hóa. Căn cứ vào yêu cầu và tính thiết yếu của từng sản phẩm và dịch vụ mà Nhà nước quyết định hình thức doanh nghiệp nào mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành CPH và những DN này được Thủ tướng quyết định theo từng thời kỳ.

Các loại DNNN hiện có không thuộc các đối tượng trên đều có thể thực hiện cổ phần hóa và áp dụng các hình thức chuyển dổi sở hữu khác.

Với việc qui định cụ thể như trên, Chính phủ đã công khai hóa trước toàn dân về loại hình doanh nghiệp cần cổ phần hóa. Việc đưa ra danh mục loại hình doanh nghiệp CPH sẽ tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương trong việc sắp xếp lại các DNNN và lập kế hoạch CPH tại địa phương, từ đó giúp Chính phủ hình thành kế hoạch cổ phần hóa tổng thể để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28)