Tổng quan về qui mô vốn

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Về qui mô vốn của các DNNN được CPH, nếu như giai đoạn đầu năm 2002 chỉ có 37% DN có qui mô vốn từ 10 tỉ đồng trở lên thì năm 2003 là 35%, năm 2004 là 41%, năm 2005 là 44%, năm 2006 là 50% ……..

Bảng 2.2: Báo cáo các DNNN CPH có vốn điều lệ >1000 tỷ đồng

TT Tên doanh nghiệp Số vốn điều lệ

(tỷ đồng)

Năm CPH

1 NH TMCP Công Thương Việt Nam 26.217 2009 2 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam 23.174 2009

3 TCT CP Khí Việt Nam (GAS) 18.950 2010

4 TCT Bảo hiểm Việt Nam – TĐ Bảo Việt 6.804 2009 5 Cty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) 5.561 2004 6 TCT CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng VN 4.417 2006 7 TCT CP Xây lắp dầu khí Việt Nam 4.000 2007 8 TCT CP Phân bón và hóa chất dầu khí 3.800 2007 9 TCT CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí VN 2.978 2007 10 Cty CP cơ điện lạnh Việt Nam (REE) 2.446 1994 11 TCT CP Bảo hiểm dầu khí Việt Nam 2.129 2007 12 TCT CP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí 2.105 2006 13 Cty CP Cáp và vật liệu Viễn thông 1.307 1998 14 TCT CP Đầu tư và phát triển xây dựng 1.299 2007 15 TCT CP Tái bảo hiểm Quốc gia VN 1.008 2005 16 Cty CP Đtư đô thị và KCN Sông Đà 1.000 2004

Nguồn: Tác giả luận văn thống kê

Theo số liệu bảng 2.2, nhận thấy trong những DNNN được CPH có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng tính theo thứ tự từ cao xuống thấp thì giai đoạn 10

năm sau khi chính thức thí điểm chương trình CPH, 1992-2002, chỉ có 2 DNNN được CPH có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng (chiếm 12%). Giai đoạn 2006-2010, tuy số lượng các DNNN được CPH giảm mạnh nhưng qui mô của các DNNN lại lớn hơn thậm chí là rất lớn, cụ thể trong giai đoạn này tập trung đến 70% các DNNN lớn. Điển hình là ngân hàng Công thương Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tổng công ty cổ phần Khí Việt Nam… Thông qua đó, Nhà nước đã xã hội hóa nguồn vốn nắm giữ lâu nay, số thu vào ngân sách được nhiều hơn và một lợi nhuận từ đây cũng được chia sẻ, làm gia tăng nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp trong và sau cổ phần hóa.

Thời gian qua, Nhà nước luôn giữ một tỷ lệ cổ phần cao trong các DNNN cổ phần hóa và giai đoạn gần đây tỷ lệ này có xu hướng tăng lên và ổn định. Tính đến năm 2010, về cơ cấu vốn tại doanh nghiệp sau CPH, trung bình Nhà nước nắm giữ bằng 50% vốn điều lệ, người lao động nắm giữ 12%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 4% và các nhà đầu tư khác nắm giữ 34% vốn điều lệ [Nguồn: Báo cáo về CPH của đoàn giám sát của ủy ban thường vụ quốc hội].

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ vốn Nhà nƣớc trong tổng số vốn điều lệ (%) của các DNNN đã CPH qua các năm 0 10 20 30 40 50 60 70 Trước 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nếu trong giai đoạn trước 2002, Nhà nước luôn giữ tỉ lệ cổ phần trong các DNNN CPH là 30% thì năm 2003, Nhà nước nắm giữ 55% tổng số cổ phần phát hành bởi các DN cổ phần hóa và tỷ lệ này vẫn duy trì ổn định ở mức cao trong các năm tiếp theo. Nguyên nhân chính là việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa tại các DNNN ở nhiều ngành kinh tế trọng điểm và các DNNN được CPH này thường có quy mô lớn hơn và có lợi nhuận cao hơn so với các DN đã được CPH các năm trước đó.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)