Qua nghiên cứu Cổ phần hóa chúng ta thấy được, CPH DNNN không đơn thuần là sự kế thừa, là ảnh hưởng xu hướng tự do hóa trên thế giới, cũng không phải là một vấn đề mang tính cá biệt, mang tính nhất thời mà là sự lựa chọn lâu dài và đúng đắn của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực thi các cam kết quốc tế. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của quá trình này, Đảng và Nhà nước đã đề ra phương hướng tiếp tục Cổ phần hóa. Để CPH thực hiện được thành công, chúng ta không chỉ xét CPH trên phạm vi khái niệm và cách thức tiến hành quá trình này mà còn phải có sự nhận thức đúng đắn vai trò điều tiết và mức độ can thiệp của Nhà nước trong những thời điểm khác nhau đối với nền kinh tế thị trường.
Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, chú trọng vào các tập đoàn kinh tế, TCT Nhà nước theo hướng giảm số lượng DNNN và giảm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện đa dạng hoá sở hữu trong các DNNN, thu hút các nhà đầu tư chiến lược tư nhân lớn có năng lực tài chính, quản trị trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào DNNN.
Đổi mới quản trị và cơ chế hoạt động của DNNN theo hướng chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, hạn chế hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn; tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.
Thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của DNNN, đặc biệt là tậpđoàn kinh tế, TCT Nhà nước trong những lĩnh vực, ngành nghề độc quyền tự nhiên.
Chuyển đổi các doanh nghiệp, ban quản lý rừng hoặc giải thể các nông, lâm trường, phù hợp với các chính sách về quản lý đất đai, về rừng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập KTQT, Chính phủ đặt ra phương hướng cần thực hiện là hoàn thành chương trình CPH DNNN năm 2015 – 2020. Thực hiện thoái vốn ở các DN đã CPH mà Nhà nước, tập đoàn, TCT không cần nắm giữ cổ phần chi phối. Việc thoái vốn phải thực hiện công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường.Việt Nam sẽ CPH 27 Tập đoàn, TCT, trong đó Nhà nước nắm cổ phần trên 65% hoặc trên 75% tại 11 DN như các Tập đoàn: Bưu chính - Viễn thông (VNPT), Than – Khoáng sản (Vinacomin), Dầu khí (Petrolimex), Điện lực (EVN), Công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Dệt May (Vinatex), Cao su (VRG), Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam (Hud Holdings), Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam. Theo đó số lượng DNNN sẽ giảm mạnh từ 1.309 DN 100% vốn Nhà nước hiện nay xuống còn 692 đơn vị vào năm 2015. Những doanh nghiệp này chỉ hoạt động
trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước; quốc phòng, an ninh, xuất bản, thủy lợi, thủy nông, bảo đảm an toàn giao thông, xổ số kiến thiết, sản xuất, phân phối điện quy mô lớn đa mục tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gắn với quốc phòng, an ninh, quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đô thị; cảng hàng không, cảng biển loại I… Số DNNN còn lại sẽ CPH. Đặc biệt, đưa các DNNN đã CPH có đủ điều kiện niêm yết trên TTCK. Nếu thực hiện theo đúng lộ trình này, sau năm 2015, cả nước còn 692 DN 100% vốn Nhà nước, được tổ chức thành 44 tập đoàn, TCT với 150 công ty con 100% vốn Nhà nước, 387 DN độc lập thuộc địa phương, 111 DN độc lập thuộc Bộ. Đến năm 2020 chỉ còn lại 17 tập đoàn, TCT do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 200 DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước, an ninh, quốc phòng và công ích.