tập ngành CNPT như đưa ra những chính sách khen thưởng, chứng chỉ cho các cá nhân có quá trình học tập tốt, có tay nghề cao. Chứng chỉ này sẽ giúp công nhân, kỹ sư được nâng lương hoặc nâng cao vị trí trong công ty. Riêng với yếu tố công nghệ, vai trò của Chính phủ trong việc vấn đề này là yếu tố quan trọng. Để có được công nghệ hàng đầu thế giới như hiện nay, Nhật Bản đã phải đặt ra mục tiêu, ngân sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ cho từng ngành.
Một yếu tố quan trọng khác là chính phủ Nhật Bản, đi đầu là Bộ Công nghiệp và Ngoại thương, đã ủng hộ và bảo vệ ngành công nghiệp ôtô quốc nội, chẳng hạn ưu đãi cấp ngoại tệ để thu hút công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu xe và đầu tư nước ngoài đồng thời giúp phát triển ngành sản xuất phụ tùng ôtô.
2.3.2. Thực trạng công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của Nhật Bản. Bản.
Nhật Bản là quốc gia sản xuất ôtô nhiều thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ, và sản lượng ôtô của Nhật Bản trong những năm gần đây chiếm tới hơn 30% số xe sản xuất toàn cầu. Điều đáng nói đó là ngành công nghiệp ôtô của Nhật khởi sự đều sau cả Mĩ và các nước phương Tây nhưng đến thời điểm Nhật trở thành một trung tâm lớn thứ 2 thế giới thì ngành công nghiệp ôtô đã là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế và hiển nhiên ôtô Nhật cũng trở thành đối thủ cạnh tranh nặng kí của ôtô Mỹ và các nước phát triển khác.
Quá trình phát triển của ngành công nghiệp ôtô Nhật phải nói bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ 19 khi những chiếc ôtô đầu tiên được nhập khẩu vào Nhật Bản. Trong quá trình phát triển thì trước thế chiến thứ 2 Nhật chủ yếu sản xuất xe phục vụ cho quân đội, sau thế chiến thứ 2 Nhật chịu sự quản lí, kiểm soát của
lực lượng chiếm đóng nên ôtô Nhật cũng chỉ được phép sản xuất trong phạm vi xe tải.
Sau năm 1960, sản xuất xe hơi của Nhật Bản tăng với tốc độ chưa từng thấy. Trong số những hãng bắt đầu sản xuất xe hơi lúc này có Tokyo Kogyo (nay là Mazda), Công ty công nghiệp nặng Fujijyuko, Daihatsu và Honda. Khoảng năm 1968, Toyota và Nissan tăng xuất khẩu xe hơi và xe tải hạng nhẹ. Vào năm 1975 có thêm Honda và các hãng khác tham gia xuất khẩu.
Nhờ kinh tế phát triển mạnh, ngành sản xuất ôtô đã tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong nước và xuất khẩu, rồi nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của hệ thống sản xuất ôtô toàn cầu. Năm 1962, Nhật Bản đứng vị trí thứ 6 trên thế giới, nhưng sang năm 63 đã vượt Italia để lên vị trí thứ 5, lên hàng thứ 4 sau khi vượt Pháp năm 64, vượt Anh năm 66 để chiếm vị trí thứ 3, vượt Tây Đức năm 67 để lên hàng thứ 2 và đứng ở vị trí này cho tới khi vượt cả Mỹ vào năm 1980 để trở thành quốc gia sản xuất ôtô số 1 thế giới và chiếm ngôi bậc này suốt một thời gian dài. Năm 1993, tính về số ôtô sản xuất tại từng nước bất kể thuộc công ty sở tại hay nước ngoài, Mỹ vượt qua Nhật Bản, trở lại là nước sản xuất ôtô nhiều nhất thế giới. Điều này cho thấy các hãng sản xuất ôtô Nhật dần dần mở rộng hoạt động sản xuất tại nước ngoài.
Ngành sản xuất ôtô là một ngành công nghiệp cơ bản và cũng là một ngành công nghiệp toàn diện, có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Ở Nhật Bản, có lúc người ta gọi ngành sản xuất ôtô là “ngành công nghiệp 10%” vì nó chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch sản xuất, tuyển dụng khoảng 10% lực lượng lao động. Các khoản thuế liên quan đến ôtô cũng chiếm từ 11 đến 12% tổng doanh thu thuế từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 cho đến tận ngày nay.
Năm 1997, sản lượng ôtô do Nhật Bản sản xuất cả trong và ngoài nước đạt mức kỷ lục là 17.320.000 chiếc, tăng 850.000 chiếc so với năm 1996 và vượt 330.000 chiếc so với mức cao nhất trước đó vào năm 1990.
Tiêu thụ nội địa là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển ngành sản xuất xe hơi. Tỉ lệ sở hữu xe hơi của các gia đình ở Nhật Bản tăng đều đặn vào cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, và vào tháng 3/85 đạt tới 65,8%, tức là cứ 3 gia đình thì có 2 xe hơi. Thậm chí tới 14,6% các hộ gia đình có từ 2 xe hơi trở lên. Trong vòng 10 năm kể từ năm 1987, số lượng xe ôtô các loại sử dụng ở Nhật Bản tăng trung bình 2 triệu chiếc mỗi năm và đến năm 97 tổng cộng là 70.003.297 chiếc. Tuy tỉ lệ xe hơi tính theo đầu người của Nhật thấp hơn Mỹ và một số nước châu Âu, theo số liệu thống kê năm 1996, cứ 1000 người thì có 386 xe hơi.
Một yếu tố quan trọng khác là chính phủ Nhật Bản, đi đầu là Bộ Công nghiệp và Ngoại thương, đã ủng hộ và bảo vệ ngành công nghiệp ôtô quốc nội, chẳng hạn ưu đãi cấp ngoại tệ để thu hút công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu xe và đầu tư nước ngoài đồng thời giúp phát triển ngành sản xuất phụ tùng ôtô. Trong giai đoạn 1956 – 1960, đã có 294 công ty, trong đó ¼ thuô ̣c ngành công nghiê ̣p công cụ máy móc được vay vốn thay thế các phương tiê ̣n lỗi thời. Trong giai đoa ̣n 1961 – 1966, ngành công nghiệp linh kiện ôtô được hỗ trợ để giảm khoảng 30% giá thành các linh kiện ôtô . Trong giai đoa ̣n 1966 – 1971, ngành linh kiê ̣n ôtô tiếp tục đươ ̣c hỗ trơ ̣ vốn , kết quả là thi ̣ phần của Nhâ ̣t trên thi ̣ trường ôtô thế giới đã tăng từ 3,6% năm 1965 lên 14,2% năm 1970 và 17,9% năm 1975.
Trước đây, ôtô Nhật Bản được ưa chuộng như vậy là vì sự nhỏ gọn, ít tốn nhiên liệu và giá thành hợp lý. Nhưng sau cuộc khủng hoảng dầu lửa, các nước Âu-Mỹ cũng cố gắng cải tiến kỹ thuật tiết kiệm nhiên liệu. Hiện tại, nhiều loại
xe Nhật đang được sản xuất ở nước ngoài nên dùng phụ tùng sản xuất tại bản địa. Do vậy, giá cả giữa xe Nhật và xe nước ngoài cũng như nhau. Tuy nhiên, về mặt ít trục trặc, xe Nhật vẫn đứng đầu thế giới. Hàng năm, Mỹ tổ chức điều tra về các xe trục trặc qua khiếu nại của khách hàng, và theo điều tra này, trong số 10 xe đứng đầu về ít trục trặc, trung bình có 7 xe do Nhật Bản sản xuất. Điều đó chứng tỏ quản lý chất lượng của các công ty Nhật rất tốt.
Các hãng sản xuất ôtô Nhật không chỉ liên kết với các công ty hàng đầu của các nước công nghiệp tiên tiến mà còn thiết lập quan hệ hợp tác và sản xuất với công ty của nhiều nước đang phát triển, trong đó có các nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, v,v… Trong số 11 hãng sản xuất ôtô của Nhật Bản, đến 8 hãng có mặt tại Việt Nam là Toyota, Hino, Isuzu, Mitsubishi, Suzuki, Mazda, Daihatsu và Công ty công nghiệp nặng Fujijyuko.
Ngoài các chiến lược liên kết giữa các công ty và cố gắng hạ giá thành, có thể nói việc chuyển sang hướng sản xuất các loại xe hiện đại và không gây tác hại cho môi trường là chìa khóa cho sự sống còn của các hãng xe hơi trong cuộc cạnh tranh quyết liệt. Thêm vào đó còn không ngừng nghiên cứu nhằm sản xuất ra nhiều loại xe mới hiện đại hơn để không bị tụt hậu so với thị trường.
Bắt đầu vào cuối năm 2007 tới những tháng đầu năm 2008 ở các nước Đông Nam Á ôtô Nhật tiêu thụ rất mạnh mẽ nhất là tại Thái Lan. Khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là khu vực đang phát triển rất năng động, chính vì vậy các nước phát triển ngành công nghiệp ôtô, trong đó có Nhật Bản sẽ không bỏ qua một thị trường tiềm năng như vậy. Chính điều này tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường xe hơi, không ngừng giảm giá và cải tiến kĩ thuật, điều đó mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng nhưng đặt ra những thách thức với các nhà sản xuất trong các nước Đông Nam Á.
2.4. Đánh giá và những kinh nghiệm rút ra từ việc phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của một số nước