Trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô Kinh nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam (Trang 65)

Hầu hết các doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ thấp được chuyển giao từ Trung Quốc hoặc Liên Xô trước đây với vốn đầu tư nhỏ hoặc

dây chuyền máy móc lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hiện nay. Mặt khác, công nghệ của các DNNN (trước đây là các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh) vốn không chuyên phục vụ cho ngành sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô mà được cải tiến để tham gia sản xuất nên không phù hợp và đáp ứng các tiêu chuẩn của sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ôtô hiện nay.

Các DNNN lớn do được Nhà nước cấp vốn nên đang đầu tư vào những dây chuyền sản xuất linh kiện khá tiên tiến từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là khu vực cung cấp nguyên vật liệu như thép, hóa chất trong nước còn yếu kém nên chất lượng sản phẩm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của các liên doanh. Mô hình sản xuất của các doanh nghiệp này vẫn duy trì theo kiểu tích hợp sản xuất từ trước.

Một số ít các doanh nghiệp FDI có cơ sở sản xuất linh kiện (dập vỏ xe) với trình độ công nghệ tiên tiến (Toyota, Ford), nhưng các cơ sở này nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, không sử dụng nguyên vật liệu sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp còn lại không đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất linh phụ kiện tại Việt Nam mà chủ yếu nhập khẩu từ các Công ty mẹ hoặc các đối tác nước ngoài khác trong khu vực. Cho đến nay Việt Nam chưa có doanh nghiệp phụ trợ nào có trình độ, tiêu chuẩn đạt mức quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô Kinh nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)