Thực trạng công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ôtô của

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô Kinh nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam (Trang 35)

Quốc

Trải qua hơn 50 năm thử thách và phát triển, ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn lao và trở thành một ngành trụ cột của đất nước. Chịu tác động của những nhân tố như “bước đại nhảy vọt”, ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc đã trải qua khá nhiều thăng trầm. Chỉ lác đác vài doanh nghiệp tạm gọi là lớn mạnh trong số hơn 2.500 công ty ôtô và linh kiện phụ trợ được nhà nước bảo hộ. Đến năm 1982, tổng doanh thu năm của cả từng ấy doanh nghiệp chưa bằng doanh số bán ra nước ngoài của một hãng xe trung bình tại Nhật, Mỹ hay châu Âu. Tuy nhiên, vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc lại có những chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài, xoá bỏ nhiều rào cản với các hãng xe lớn như Volkswagen, GM, Ford hay Toyota. Bước đi hợp lý này đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành công nghiệp ôtô, tạo ra một cuộc cách mạng ôtô trong nước và bức tranh tổng thể tươi sáng, lạc quan.

Năm 1994 là mốc đáng nhớ của lịch sử công nghiệp ôtô Trung Quốc. Trong năm này, chính sách phát triển công nghiệp ôtô được ban hành, cho thấy những nỗ lực bền bỉ của chính phủ trong việc thiết lập một môi trường trong sạch về chính sách và quy định nhằm mang tới sự phát triển thịnh vượng. Đây cũng là lần đầu tiên mối liên hệ giữa “xe hơi” và “gia đình” được hình thành.

Ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc thực sự phát triển khi quốc gia này gia nhập WTO. Trước áp lực toàn cầu hoá thương mại của WTO mà cụ thể là việc giảm thuế nhập khẩu xuất hiện, giá giảm liên tục. Các mẫu xe mới ngày càng thân thiện với người tiêu dùng về mẫu mã, tính năng lẫn tiền chi trả xuất

hiện rất nhiều. Hiện tại, Trung Quốc đã trở thành thị trường ôtô lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ) và là đối thủ có sức cạnh tranh với các quốc gia khác.

Nhờ sự trợ giúp từ Chính phủ, những công ty trong nước như Geely, Chery tập trung nâng cao công nghệ, cải thiện chất lượng như hệ thống động cơ, điều khiển điện tử, kỹ thuật kiểm soát khí thải, tính năng an toàn…

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn này đạt bình quân 10,7%. Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế từ 43,6% năm 2001 tăng lên 45,9% năm 2004. Sản lượng các sản phẩm quan trọng đều gấp hơn hai lần như: xe hơi tăng 3 triệu chiếc. Thị trường ôtô Trung Quốc trở thành điểm nóng với tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm, làm cho những hãng lớn như GM, Ford, DaimlerChrysler, Toyota…, không thể không đầu tư.

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM), doanh số tháng 1/2009 phân khúc thị trường xe cỡ nhỏ ở Trung Quốc đã tăng tới 19% so với tháng trước đó. Ngoài ra, còn có các chính sách ưu đãi khuyến khích việc mua xe hơi như thuế đường xá thấp hơn và giá nhiên liệu được điều chỉnh giảm. Sự gia tăng của doanh số phân khúc thị trường xe hơi cỡ nhỏ đã giúp Trung Quốc vượt qua một cột mốc quan trọng. Lần đầu tiên trong lịch sử, trong một tháng, Trung Quốc tiêu thụ nhiều ôtô hơn Mỹ. Trong tháng 1/2009, có 735.000 chiếc ôtô các loại được bán ở Trung Quốc, so với con số 657.000 chiếc tại Mỹ. Ít nhất trong thời gian này, Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới.

Thống kê của Hiệp hội Công nghiệp ô tô Trung Quốc công bố mớ i đây cho biết , năm 2009, sản xuất và tiêu thụ ôtô của Trung Quốc đạt 13,5 triê ̣u chiếc, trở thành n ước sản xuất và tiêu thụ ô tô lớn nhấ t thế giới . Tốc độ tăng trưởng bình quân 16,74% của ngành công nghiệ p ôtô trong gần 15 năm qua.

Ôtô Trung Quốc bắt đầu có thương hiệu trên thị trường, điển hình Geely Automobile, Chery Automobile. Ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ nhiều khả năng sẽ rất cạnh tranh về giá so với xe của các nhà sản xuất Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu chỉ cạnh tranh bằng giá, các hãng xe Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại vì với mặt hàng ôtô, yếu tố công nghệ và độ an toàn có vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô Kinh nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam (Trang 35)