Nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển lâu dài của ngành công nghiệp chế tạo là lao động có kỹ năng cao. Trước đây tại các nước đang phát triển, có nhiều quan niệm cho rằng những hạn chế của ngành công nghiệp chủ yếu là do thiếu nguồn tài chính để mua sắm các thiết bị hiện đại. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nhân lực mới là vấn đề cốt lõi. Một công nhân có trình độ cao vận hành máy móc hiệu quả hơn công nhân không có trình độ. Ngoài ra, việc lắp ráp hay vận hành máy móc đơn giản không thể tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế vì những công việc đó bất kỳ ai ở bất kỳ nơi đâu cũng có thể làm được. Chính thái độ làm việc chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tối đa chứ không phải thỏa mãn chỉ ở mức 99% mới tạo nên khả năng cạnh tranh ấy.
Nguồn lao động có kỹ năng cao là những người có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy, họ có thể thiết kế, sản xuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu đạt đến độ hoàn hảo, họ có thể có những gợi ý xác đáng để cải thiện từng chi tiết trong sản phẩm… Nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao là nhân tố cần thiết cho việc nâng cao trình độ sản xuất.
CHƢƠNG 2
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHO NGÀNH SẢN XUẤT ÔTÔ CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU Á
CNPT đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Trong những năm 1980, luồng đầu tư từ các MNC ồ ạt đổ vào các nước đang phát triển vì ở đây có chi phí nhân công rẻ. Ngày nay, khi các MNC lựa chọn địa điểm đầu tư, họ không chỉ xét đến lợi thế về chi phí nhân công mà còn tính đến các lợi thế so sánh khác về đầu vào sản xuất linh kiện, phụ tùng, dịch vụ sản xuất… những yếu tố giúp họ có thể cạnh tranh được về giá và chất lượng.
Với Việt Nam, để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam phải tận dụng nguồn vốn FDI để dẫn dắt nền kinh tế. Dù đang cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển công nghiệp, nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa nhận ra được vai trò quan trọng của CNPT trong công nghiệp hóa và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam vẫn chưa thực sự chủ động phát triển ngành công nghiệp này như các nước láng giềng châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản đã làm. Do đó, việc học hỏi từ những thành công và thất bại của các nước này trong việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển CNPT là cần thiết và vô cùng hữu ích.