Chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô Kinh nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam (Trang 31)

Đầu tiên, để tiếp tục duy trì nhịp độ phát triển cao và bền vững trong những năm cuối thế kỷ 20, từ đầu thập kỷ 90, Trung Quốc liên tục ban hành nhiều chính sách, biện pháp quan trọng nhằm cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thế giới cũng như nhu cầu đầu tư quốc tế, xóa bỏ những rào cản và có nhiều ưu đãi với nhà đầu tư nước ngoài. Trọng tâm của các yêu cầu đầu tư nước ngoài được chuyển từ số lượng sang chất lượng. Trung Quốc rất coi trọng thu hút các TNC lớn đầu tư vào các dự án sử dụng kỹ thuật cao. Để đạt được điều này, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát việc thành lập các Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và các Xí nghiệp do người nước ngoài điều phối.

Từ năm 1992, sau quyết định đẩy nhanh tốc độc cải cách và mở cửa, thiết lập thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài ngày càng được mở rộng. Từ năm 1993, cùng với sự gia tăng đầu tư của các TNC, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài về số hạng mục đầu tư, khối lượng vốn cam kết và thực tế sử dụng đều vượt số tương ứng của các loại hình chung vốn và hợp tác kinh doanh..

Ngay sau đó, Trung Quốc từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh biểu thuế quan cho phù hợp với các xu hướng mới của quốc tế. Các chính sách này được bắt đầu thực hiện từ 1/4/1996 với

việc xoá bỏ các điều khoản miễn, giảm thuế nhập khẩu thiết bị và nguyên vật liệu cho các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Xí nghiệp ở các đặc khu kinh tế.

Từ 1/12/1996, việc Trung Quốc thực hiện chuyển đổi đồng Nhân dân tệ (NDT) trong tài khoản vãng lai đã giúp các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài loại trừ được những hạn chế trong thanh toán quốc tế - chi trả các đối tác bên ngoài và chuyển lợi nhuận về nước. Điều này làm cho Trung Quốc có thêm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Giữa những năm 1990, ở một số khu vực tại Trung Quốc, sản xuất của các ngành công nghiệp nhẹ, máy móc, sản xuất nguyên vật liệu.... đã đạt kết mức bão hoà trên thị trường. Kết cấu đầu tư đòi hỏi phải được nâng cấp. Song vùng này do trang thiết bị cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, hiệu quả tương đối thấp. Vì vậy, có nhiều khó khăn trong nâng cấp kết cấu đầu tư.

Ở một số tỉnh trong nội địa, tuy có cơ sở cho những ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn, nhưng hiệu quả lao động không cao, lại thiếu thốn các điều kiện kinh tế bên trong và ngoài ngành, làm cho việc thu hút đầu tư nước ngoài bị hạn chế. Bên cạnh đó, các hạng mục đầu tư của các Xí nghiệp lớn có tăng nhưng những hạng mục này vẫn chỉ giới hạn ở những thành phố lớn (ở Thượng Hải có tới 78,8% số Công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Trung Quốc). Trước tình hình đó, Trung Quốc khuyến khích các vùng ven biển thu hút vốn với kỹ thuật cao, và lâu dài, hình thành vùng vốn kỹ năng để nâng cao tỷ trọng của các ngành nghề sử dụng vốn tập trung và kỹ thuật cao. Các tỉnh nội địa, thông qua điều chỉnh kết cấu tạo ra những ngành nghề có ưu thế tương đối về hiệu quả và năng suất lao động. Đồng thời thông qua việc phát triển các Xí nghiệp hương trấn, các Xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút vốn sử dụng lao động tập trung để mở rộng tổng lượng. Với mục đích phát triển hơn nữa các vùng này, Trung Quốc đã

quyết định cho phép các tỉnh trong các vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị được phê chuẩn các dự án vốn nước ngoài với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD.

Thứ hai - chính sách về tài chính, Trung Quốc tiến hành cải cách thuế, mục tiêu của cải cách thuế là tăng nguồn thu cho ngân sách, từ đó tăng vốn đầu tư cho công nghiệp.

- Thuế doanh thu: Các loại thuế doanh thu trước đây bao gồm: thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế sản phẩm và thuế kinh doanh. Hiện nay, đối tượng thu thuế VAT được mở rộng, áp dụng cho các doanh nghiệp chế tạo, các doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ, bất kể là doanh nghiệp trong nước, nước ngoài hay liên doanh. Đối với hầu hết các sản phẩm, mức thuế VAT là 7% (cao hơn trước). Năm 1994, thuế VAT chiếm tới 42% tổng thu ngân Chính phủ.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Trung Quốc thống nhất giảm mức thuế thu nhập cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lớn và vừa từ 55% xuống 3%. Mức này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu. Bên cạnh đó Trung Quốc đã bãi bỏ thuế điều chỉnh thu nhập và các khoản đóng góp bắt buộc cho nhiều loại quỹ như quỹ xây dựng, giao thông, năng lượng, quỹ điều chỉnh ngân sách Nhà nước mà các DNNN vẫn phải nộp trước kia.

Các loại thuế chiếm tới 90% nguồn thu của ngân sách Chính phủ. Bên cạnh đó còn có các nguồn thu khác ngoài thuế. Thích ứng với tình hình mới, nhằm phát huy vai trò của đầu tư từ ngân sách, Trung Quốc chủ trương cải cách cơ cấu quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các hạng mục thuộc các công trình có tác động trực tiếp và mạnh đến sự phát triển toàn bộ nền kinh tế như ngành điện cơ, kiến trúc, hóa dầu và chế tạo xe hơi.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc có một kế hoạch hết sức nhất quán và khuyến khích xuất khẩu. Thông qua việc cho phép các công ty nước ngoài sở

hữu trên 50% vốn liên doanh, rất nhiều thương hiệu lớn đã gia nhập thị trường này.

Thứ ba, phát triển ngành CNPT trong nước để ép các hãng xe phải tăng tỷ lệ nội địa hóa. Nhờ “bắt” các hãng nước ngoài sử dụng thiết bị của mình, những công ty phụ trợ Trung Quốc giàu lên một cách nhanh chóng, cả về công nghệ lẫn vốn. Khi đủ thực lực, họ chuyển giao cho các công ty trong nước hoặc tự mình sản xuất xe một cách độc lập. Cụ thể Đài Loan đưa ra quy định về hàm lượng nội địa vào những năm 1960 đối với hầu hết các sản phẩm trong ngành ôtô. Tuy nhiên Quy định này dần được dỡ bỏ theo tiến trình cam kết về tự do hóa Thương mại. Mặc dù vậy, hiệu quả của nó đã được thể hiện rõ rệt trong việc thúc ép các nhà sản xuất nước ngoài đang chiếm độc quyền trong thị trường nội địa phải chuyển giao công nghệ sản xuất linh phụ kiện cho các đối tác liên doanh trong nước hoặc các nhà cung cấp linh phụ kiện nội địa.

Tiếp đó, Chính phủ khuyến khích các hãng bán xe ra nước ngoài sẽ tạo ra hai lợi thế. Một là, Trung Quốc có thêm nguồn tiền đầu tư do các hãng mở rộng sản xuất. Hai là, để xuất khẩu sang các nước khác, chẳng hạn như châu Âu, các nhà sản xuất bắt buộc phải chuyển giao công nghệ để sản phẩm của mình đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường và an toàn. Như vậy, chiêu thức ép đầu tư để lấy công nghệ tiếp tục được áp dụng dưới hình thức tinh vi hơn.

Ban đầu, khi chưa có thiết kế, ôtô Trung Quốc gần như sao chép toàn bộ những mẫu xe của các hãng nổi tiếng để bán trong nước. Sau đó, khi muốn xuất khẩu họ lại tự thiết kế cho mình để tránh gặp phải các vấn đề bản quyền.

Một chính sách nữa mà Trung Quốc đã áp dụng thành công là thúc đẩy liên kết công nghiệp. Phát triển mối liên kết ngược giữa các doanh nghiệp vừa, nhỏ với các doanh nghiệp lớn, cụ thể ở đây là thúc đẩy liên kết giữa các nhà cung cấp trong nước với các công ty nước ngoài. Chính phủ trợ giúp cho các

liên kết này thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn quản lý và hỗ trợ tài chính. Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp, giám sát và cải tiến các hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô Kinh nghiệm một số nước Châu Á và gợi ý cho Việt Nam (Trang 31)