- Lên kế hoạch khôi phục
3.1.4. Nhu cầu tham gia các điều ƣớc quốc tế về bồi thƣờng thiệt hại ô nhiễm dầu
hại ô nhiễm dầu
Như đã phân tích trong chương II, nước Anh cũng có các quy định riêng về ô nhiễm dầu trong Đạo luật Môi trường và Đạo luật Hàng hải mà không có hẳn một đạo luật riêng về ô nhiễm. Do điều kiện về mặt tư liệu, tác giả không tiếp xúc được với các án lệ của Anh và tài liệu chuyên khảo phân tích về các quy định trên, nhưng có thể suy luận rằng cơ chế hiện nay ở Anh là tốt, vì trong 10 năm trở lại đây chưa có vụ ô nhiễm nào lớn nào xảy ra trừ vụ tàu Erika (tác động đến cả Anh và Pháp). Điểm đáng lưu ý về pháp luật ô nhiễm dầu ở Anh là quỹ FUND có vai trò rất lớn trong các vụ đòi bồi thường. Các thủ tục theo Công ước CLC-FUND cũng là một bộ phận quan trọng của pháp luật trong nước.
Việt Nam đã tham gia CLC 1969 và một phần Công ước MARPOL, nhưng chưa tham gia FUND do yêu cầu quá cao về niên liễm. Nếu như doanh
97
thu của ngành dầu khí đủ để trang trải các khoản đóng góp hàng năm, thì việc tham gia sẽ giúp cho Việt Nam tiếp cận được với các phương pháp đánh giá và quy trình đòi bồi thường tiên tiến, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho các nạn nhân của sự cố tràn dầu, nhất là đối với các sự cố không rõ nguyên nhân tương tự như các vụ việc đã từng xảy ra ở Việt Nam như trình bày trong Chương I.
Công ước OPRC cũng là một điều ước quốc tế giúp cho các nước đang phát triển có thể tận dụng công nghệ và học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển. Không chỉ với vấn đề ô nhiễm dầu, việc gia nhập công ước này còn giúp tăng cường vị thế của đất nước trong lĩnh vực hàng hải quốc tế và giảm thiểu xung đột trên biển. Riêng với HNS, do công ước này chưa có hiệu lực nên vấn đề gia nhập chưa cần đặt ra.