5 dặm ngoài khơi bờ biển phía tây Hàn Quốc
2.1.2. Công ƣớc MARPOL 73/
Đây là Công ước quan trọng về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu từ tàu hoặc các tai nạn khác, ra đời năm 1973 và sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978.
Công ước có 6 phụ lục kỹ thuật (nội dung các phụ lục này cũng liên tục được cập nhật, sửa đổi), trong đó có Quy tắc Phòng ngừa Ô nhiễm do Dầu, Quy tắc Khống chế Ô nhiễm do Chất lỏng Độc hại Chở xô, Phòng ngừa ô nhiễm do các chất có hại chở bằng đường biển dưới dạng đóng gói, Phòng ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu, Phòng ngừa ô nhiễm do rác từ tàu, và Phòng ngừa ô nhiễm không khí do tàu.
MARPOL điều chỉnh loại và khối lượng các chất gây ô nhiễm mà tàu có thể xả thải xuống biển, cân nhắc đến độ nhạy cảm sinh thái (ecological
sensitivity) của các vùng biển khác nhau.
MARPOL tìm cách hạn chế số dầu được thải ra biển trong khi khai thác hàng ngày và quy định một số khu vực cấm tuyệt đối tải dầu, trong đó đáng chú ý là các biện pháp:
- Thiết kế và trang bị cho tàu các két nước dằn tàu phân ly để tách nước dằn tàu (ballast);
34
- Rửa bằng dầu thô: Thay vì dùng nước, người ta dùng dầu thô (tức dầu hàng hóa) để rửa hầm. Khi phun vào các cặn bám chặt thành hầm, dầu thô sẽ hòa tan các cặn dầu, biến nó thành dầu có ích. Bằng phương pháp này, không cần phải bố trí các hầm chứa chất thải (slop tanks) nữa, vì trên thực tế không còn dầu thải mà tất cả đã trở thành dầu hàng hóa;
- Chế độ ghi nhật ký và chứng nhận IOPP;
- Yêu cầu các quốc gia phải bố trí phương tiện thu nhận nước cặn dầu tại tất cả các bến cảng, không chỉ cho tàu dầu mà cho tất cả các loại tàu.
Như vậy, đây là Công ước có chủ yếu có ý nghĩa phòng ngừa hơn là có giá trị về đánh giá bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, mặc dù đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật (định nghĩa dầu, tính toán lượng dầu xả từ tàu) của các vụ ô nhiễm dầu từ tất cả các loại tàu, nhưng lại không thể áp dụng đối với các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.