5 dặm ngoài khơi bờ biển phía tây Hàn Quốc
2.1.4. Công ƣớc FUND 1971/
Như đã trình bày ở trên, Công ước FUND có liên hệ mật thiết với CLC 1969/1992 và Quỹ Quốc tế về Bồi thường Thiệt hại do Ô nhiễm dầu IOPC.
43
Công ước này có ý nghĩa rất lớn trong việc mô tả quy trình đòi bồi thường và các phương pháp giám định thiệt hại.
Tuy vậy, hiện nay, mặc dù thủ tục khiếu nại chung đã tương đối hoàn chỉnh, nhưng FUND 1992 mới xây dựng được một bộ tài liệu hướng dẫn về đánh giá các tổn thất kinh tế đối với nghề khai thác hải sản. Quy trình này thực ra khá đơn giản về các bước, nhưng rất phức tạp về các khâu kỹ thuật cụ thể trong từng bước, đặc biệt là ở bước giám định thiệt hại. Có thể khái quát hóa các bước như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình đòi bồi thƣờng từ IOPC-FUND
Các loại thiệt hại được bồi thường và quy trình giám định
Theo Sổ tay Hướng dẫn Khiếu nại Đòi bồi thường (Claims Manual) do Quỹ Quốc tế Bồi thường Thiệt hại Ô nhiễm dầu (IOPCF) ấn hành năm 2008, các nguyên đơn được đòi bồi thường đối với:
- Các biện pháp làm sạch và phòng ngừa: Các chi phí thực hiện những biện pháp hợp lý để làm sạch cũng như các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm ở một Quốc gia Thành viên có thể được bồi thường mà không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các biện pháp đó. Chẳng hạn, nếu công tác triển khai ứng phó được thực hiện ở biển khơi hoặc trong vùng lãnh hải của một Quốc gia không phải là Thành viên nhưng với mục đích ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm trong lãnh hải hoặc vùng đặc quyền kinh tế của một Quốc gia Thành viên, thì chi phí ứng cứu vẫn được coi là đủ điều kiện để bồi thường. Thậm chí cả trong trường hợp vụ tràn dầu không xảy ra, với điều kiện là phải tồn tại một nguy cơ rõ ràng và nghiêm trọng rằng thiệt hại do ô nhiễm sẽ xảy ra thì các chi phí đó vẫn có thể được
44
hoàn trả. Bên cạnh đó, các chi phí hợp lý về thu giữ, làm sạch và khôi phục động vật hoang dã, đặc biệt là chim, động vật có vú và bò sát cũng có thể được bồi thường.
- Thiệt hại về tài sản: Các chi phí làm sạch, sửa chữa hoặc thay thế các tài sản bị dính dầu.
- Tổn thất gián tiếp: Tức là những tổn thất về thu nhập (earnings) mà chủ sở hữu của tài sản bị dính dầu sau vụ tràn dầu phải gánh chịu (tổn thất gián tiếp) có thể được bồi thường. Một ví dụ điên hình là tổn thất thu nhập của ngư dân khi lưới đánh cá của họ bị dính dầu, khiến họ không thể khai thác cá nếu lưới không được làm sạch hoặc thay mới
- Tổn thất kinh tế thuần túy: Trong một số trường hợp nhất định, việc bồi thường có thể áp dụng cho những tổn thất về thu nhập do ô nhiễm dầu mà một người phải gánh chịu ngay cả khi tài sản thuộc sở hữu của người đó không bị dính dầu – loại tổn thất này gọi là tổn thất kinh tế thuần túy. Chẳng hạn, mặc dù lưới đánh cá không bị dính dầu nhưng ngư dân vẫn không thể tiến hành khai thác hải sản vì vùng biển mà họ thường đánh bắt đã bị ô nhiễm nhưng họ không thể đi ra nơi khác để đánh bắt. Tương tự như vậy, chủ sở hữu của một khách sạn hoặc nhà hàng nằm gần bãi biển bị ô nhiễm có thể bị tổn thất về kinh tế nếu số lượng khách giảm trong thời kỳ ô nhiễm. Các chi phí cho những biện pháp hợp lý (VD: các chiến dịch marketing…) nhằm ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thất kinh tế thông qua việc khắc phục những hệ quả tiêu cực có khả năng xảy ra bởi sự cố tràn dầu cũng có thể được bồi thường.
- Thiệt hại môi trường: Chi phí cho các biện pháp khôi phục hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình khôi phục tự nhiên đối với những tổn hại (thiệt hại) về môi trường cũng có thể được bồi thường. Chi phí cho việc nghiên cứu sau tràn dầu (post-spill studies) có thể được trang trải một phần, nếu như các đề tài nghiên cứu đó liên quan đến loại thiệt hại theo định nghĩa về ―thiệt hại do ô nhiễm‖ của các Công ước 1992, trong đó có cả các đề tài nghiên cứu nhằm chứng minh tính chất và mức độ của thiệt hại môi trường mà một vụ tràn dầu
45
gây ra, cũng như nhằm xác định xem liệu các biện pháp khôi phục có cần thiết và khả thi hay không.
Sử dụng chuyên gia tư vấn
Những người khiếu nại có thể sử dụng chuyên gia tư vấn để giúp mình chuẩn bị và trình hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường. Chi phí hợp lý cho công việc mà chuyên gia tư vấn thực hiện trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng có thể được bồi thường theo các Công ước CLC-FUND 1992. Vấn đề xác định xem các chi phí đó có được bồi thường hay không sẽ được đánh giá trong quá trình giám định từng khiếu nại đòi bồi thường cụ thể. Người khiếu nại cần cân nhắc về nhu cầu sử dụng chuyên gia tư vấn, hiệu quả và chất lượng công việc mà chuyên gia tư vấn đó sẽ thực hiện, khoảng thời gian cần thiết cũng như mức phí thông thường cho công việc tương tự ở quốc gia sở tại.
Quy trình đánh giá thiệt hại đối với nghề cá
Năm 2007, IOPCF đã ban hành cuốn ―Hướng dẫn kỹ thuật về đánh giá khiếu nại nghề cá‖ (Technical guidelines for assessing fisheries sector
claims), trong đó cung cấp các phương pháp tính toán cụ thể về thiệt hại đối
với nghề cá, bao gồm các lĩnh vực từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thủy sản với rất nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, IOPC cũng khẳng định rằng đây chưa phải là phương pháp tính toán chuẩn mực và chính xác nhất, mà con số cụ thể sẽ phụ thuộc vào những điều kiện thực tế.
(a) Đối với một cơ sở khai thác, các tiêu chí đánh giá bao gồm [28, 14]:
Bảng 2.1. Các tiêu chí lƣợng hóa tổn thất kinh tế trong hoạt động khai thác hải sản
DOANH SỐ a
Sản lượng khai thác trung bình mỗi ngày đánh bắt b
Giá trung bình c
Số ngày đánh bắt trong năm d
46