- Lên kế hoạch khôi phục
2.2.4. I-rắc: Trách nhiệm quốc gia trong chiến tranh Vùng Vịnh
Ủy ban Bồi thường Liên Hiệp Quốc được thành lập năm 1991 để khắc phục hậu quả của việc I-rắc xâm lược Cô-oét [37, 111]. Ủy ban này đã định ra những tiêu chí cho việc khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên ở Cô-oét dựa trên các điều khoản của OPA 1990 của Mỹ. Theo mục 35, quyết định số 7 của Hội đồng Quản trị Ủy ban này yêu cầu I-rắc phải thanh toán cho những thiệt hại trực tiếp về môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có những tổn thất và chi phí phát sinh về:
(a) phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại môi trường, kể cả chi phí dập lửa trên các giếng dầu và chặn dòng chảy của dầu loang ra trên các vùng nước ven bờ và vùng nước quốc tế;
(b) các biện pháp thích hợp đã hoặc sẽ thực hiện để làm sạch và khôi phục môi trường;
88
(c) theo dõi và giám định thiệt hại môi trường nhằm đánh giá và giảm thiểu thiệt hại cũng như khôi phục môi trường;
d) theo dõi sức khỏe cộng đồng và cách ly y tế để điều tra và ngăn chặn rủi ro gia tăng về sức khỏe do thiệt hại môi trường gây ra;
(e) suy giảm tài nguyên thiên nhiên.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Ủy ban được chỉ đạo áp dụng Nghị quyết 687 (1991) của Hội đồng Bảo an cùng các tiêu chí trên đây, cùng với ―các quy phạm pháp luật quốc tế khác có liên quan [47, 31]. Các khiếu nại về môi trường từ các quốc gia (mang mã số chung là F4) được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm 1 (từ 30 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp): Yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên trong Vịnh Ba Tư, trong đó có các thiệt hại do các giếng dầu bị cháy hoặc dầu bị xả thải vào môi trường biển gây ra.
- Nhóm 2 (từ 17 nước chịu ảnh hưởng gián tiếp): Yêu cầu bồi thường về những hỗ trợ cho các nước thuộc nhóm 1.
Ban Lãnh đạo (Panel of Commissioners) của Ủy ban đã xem xét thiệt hại về nhiều khía cạnh (trong đó có ô nhiễm dầu) trên 4 vấn đề: (i) Thiệt hại hoặc sự suy giảm có phải do việc xâm lược Cô-oét gây ra hay không; (ii) Khu vực hoặc nguồn lợi mà khiếu nại cho rằng bị ảnh hưởng có thực sự chịu tác động của chất ô nhiễm tạo ra bởi hoạt động xâm lược hay không; (iii) Có đủ chứng cứ về thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại hay không; và (iv) có triển vọng rằng hoạt động đó có thể tạo ra kết quả giúp Ban Lãnh đạo xem xét các khiếu nại hay không. Ban Lãnh đạo đã thừa nhận rằng để thu được những chứng cứ xác thực là rất khó khăn, nhất là hiện trạng môi trường hoặc điều kiện, xu hướng diễn biến của tài nguyên thiên nhiên trước khi I-rắc xâm chiếm Cô-oét, mặc dù vẫn khẳng định rằng thiệt hại hoặc tổn thất xảy ra bên ngoài Cô-oét và I-rắc là có thể bồi thường được. Trên cơ sở đó, Ban Lãnh đạo đề nghị 2 gói bồi thường:
89
- Gói 1: Bồi thường 243 triệu USD (trong tổng số hơn 1 tỷ USD đòi bồi thường) về những thiệt hại trực tiếp cho Iran, Gioóc-đa-ni, Cô-oét, Arập Xê- út, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Gói 2: Bồi thường cho những biện pháp nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa thiệt hại môi trường, làm sạch và khôi phục môi trường, theo dõi các nguy cơ về sức khỏe cộng đồng, theo dõi và đánh giá thiệt hại môi trường. Các nước khiếu nại gồm Iran, Cô-oét và Arập Xê-út (đòi 829 triệu USD bồi thường cho các biện pháp ứng phó với thiệt hại môi trường và nguy cơ sức khỏe về bom mìn, phế tích, dầu và chất ô nhiễm bị rò rỉ từ các giếng dầu bị cháy). Các nước ngoài khu vực gồm Úc, Canada, Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ đòi 43 triệu USD bồi thường việc hỗ trợ cho các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư đối phó với thiệt hại môi trường hoặc nguy cơ sức khỏe.
Trên cơ sở đó, Ban Lãnh đạo đã đề xuất rằng I-rắc phải bồi thường cho cả các quốc gia khác về chi phí giúp đỡ các nước bị thiệt hại trực tiếp, nhưng với điều kiện tránh thanh toán 2 lần cho các nước trong khu vực. Để giúp đỡ cho Ban Lãnh đạo, một nhóm chuyên gia độc lập liên ngành đã được Ủy ban thành lập để xem xét các khía cạnh khoa học, pháp lý, xã hội, thương mại và kế toán. Ban Lãnh đạo cuối cùng đã đề nghị áp dụng mức bồi thường 711 triệu USD cho gói này (trong tổng số 872 triệu USD đòi bồi thường) [37, 892].
Đánh giá chung
Đây là vụ việc đã mất nhiều thời gian để giải quyết, nhưng cho đến nay vẫn còn gặp một số khó khăn như sau:
- Vướng mắc về phương pháp luận đánh giá và lượng giá thiệt hại môi trường, nhất là có thể sử dụng phương pháp lượng hóa trừu tượng bằng mô hình toán hay dựa trên các khoản thực chi cho các biện pháp ứng phó.
- Vướng mắc về việc giải thích và áp dụng ―các quy phạm pháp luật quốc tế khác có liên quan‖
90
- Phân biệt giữa ―thiệt hại môi trường‖ và ―suy giảm về nguồn lợi tự nhiên‖.
Để góp phần tháo gỡ vấn đề này, năm 1995, Tổ Công tác của UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) đề nghị phân biệt như sau: nói tới ‗tài nguyên thiên nhiên‘ là nói tới giá trị thương mại, còn ‗thiệt hại môi trường‘ là sự tổn thất đối với các bộ phận cấu thành nên một môi trường nhưng không gắn với giá trị thương mại điển hình nào, do vậy định nghĩa ‗thiệt hại môi trường‘ là ‗sự biến dạng của môi trường‘ (impairment of the
environment) – nghĩa là sự thay đổi trong đó có thể lượng hóa được tác hại
đối với chất lượng của một môi trường cụ thể hoặc các bộ phận cấu thành của môi trường, kể cả các giá trị sử dụng hoặc giá trị không sử dụng cũng như khả năng hỗ trợ và duy trì chất lượng sống ở mức có thể chấp nhận được và sự cân bằng sinh thái mang tính ổn định của môi trường đó. Liên quan đến định nghĩa thế nào là ―sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên‖, Tổ Công tác của UNEP đề xuất cách giải thích là sự mất mát những giá trị có tính chất thương mại của nguồn lợi khi chúng ở trong trạng thái tự nhiên [36, 892-894]. Vì lý do đó, cho đến nay, các khiếu nại vẫn chưa được xử lý triệt để.
Sự hình thành một Ủy ban riêng của Liên Hiệp Quốc để bồi thường cho thấy rằng các cơ chế xét xử hiện tại đã có sẵn trong lòng Liên Hiệp Quốc đã bị bỏ qua. Ngoài ra, quy trình tính toán và bồi thường thiệt hại vận hành theo mô hình OPA 1990 của Mỹ cũng có thể gây quan ngại về yếu tố áp đặt phi khách quan của Mỹ và các nước tham gia đồng minh tấn công Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đối với nước thua trận. Trong trường hợp này, Iraq phải trả khoản bồi thường có tính chất giống như một dạng chiến phí, điều này trái ngược với các nguyên lý chung về bình đẳng giữa các chủ thể luật quốc tế.
Tuy nhiên, cũng từ cơ chế này, có thể nhận thấy một ưu điểm là Ủy ban Bồi thường Liên Hiệp Quốc được hình thành dưới dạng ad-hoc trong trường
91
giếng dầu của nước đó bằng cách đốt cháy. Tuy thiệt hại có thể không được bồi thường một cách đầy đủ, nhưng ít nhất phán quyết của Ủy ban cũng là một sự cảnh tỉnh về trách nhiệm của bên xâm lược đối với bên bị xâm lược.
92