d Khối lượng thức ă n/ Trọng lượng cá
2.1.5. Công ƣớc OPRC
Công ước Quốc tế về Phòng bị, Ứng phó và Hợp tác giải quyết ô nhiễm dầu được ký kết tại London ngày 30/11/1990 và bắt đầu có hiệu lực ngày 13/5/1995 với nội dung khá ngắn gọn với 19 điều và 1 phụ lục. Nội dung Công ước chủ yếu để trợ giúp thực hiện Công ước CLC 1969, FUND 1971 và nghị định thư sửa đổi 2 Công ước đó vào năm 1984, với một số vấn đề đáng chú ý sau đây:
- Công ước không áp dụng đối với tàu chiến, tàu hải quân (naval
52
trình sử dụng không nhằm vào mục đích thương mại [24, 1(3)]. Tuy nhiên, công ước không chỉ áp dụng với các loại tàu khác mà còn cả các công trình xa bờ phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí và cơ sở sơ chế dầu (oil handling
facilities).
- Công ước đã định nghĩa rộng hơn về các loại dầu gây ô nhiễm nói chung, trong đó bao gồm cả dầu thải, dầu cặn, dầu thô, dầu nhiên liệu và sản phẩm từ quá trình lọc dầu [18, 2(2)].
- Các quốc gia thành viên phải có hệ thống nhân sự và kế hoạch dự phòng chung cấp quốc gia về phòng bị và ứng phó ô nhiễm dầu, cũng như kế hoạch riêng cho mỗi tàu treo cờ quốc gia mình, các công trình thăm dò, khai thác dầu khí xa bờ, cảng biển và cơ sở sơ chế dầu phù hợp với kế hoạch quốc gia [24, 3(2)-3(3)-6(1)b].
- Các quốc gia thành viên phải yêu cầu những người có trách nhiệm đối với tàu, công trình dầu khí, cảng biển hoặc cơ sở sơ chế dầu, và thậm chí cả các phi công nếu phát hiện sự cố khi đang điều khiển phương tiện bay phải thực hiện chế độ báo cáo kịp thời và chi tiết khi có sự cố xảy ra cho cơ quan chức năng của quốc gia mình hoặc quốc gia ven biển gần nhất tính từ nơi xảy ra sự cố đó [24, 4].
- Quốc gia thành viên nào nhận được báo cáo phải lập tức đánh giá về tính chất, mức độ hậu quả hiện tại và tương lai của sự cố, đồng thời thông báo ngay về sự cố đó kèm theo kết quả đánh giá sơ bộ cũng như những thông tin cần thiết khác cho Tổ chức Hàng hải Quốc tế và các nước mà quyền lợi của họ có khả năng bị tổn hại [24, 5].
- Về việc thanh toán các khoản tiền ứng phó, trừ trường hợp có thỏa thuận trước, nếu một Quốc gia thành viên yêu cầu một Quốc gia thành viên khác (gọi là Bên giúp đỡ) thực hiện hành động ứng phó, thì về nguyên tắc chi phí cho hành động của Bên giúp đỡ phải được hoàn trả bởi Bên yêu cầu, với điều kiện khoản tiền hoàn trả phải được tính toán thỏa đáng theo pháp luật và thông lệ hiện hành của Bên giúp đỡ. Nếu Bên yêu cầu tự ý hủy bỏ yêu cầu
53
giúp đỡ, thì vẫn phải trả lại chi phí phát sinh (nếu có tại thời điểm hủy bỏ) do Bên giúp đỡ. Một điểm tiến bộ của Công ước này là có quy định phải cân nhắc nghĩa vụ hoàn trả của các quốc gia đang phát triển (Phụ lục Công ước).
Để bổ trợ cho công ước này, năm 2005, Tổ chức Hàng hải Thế giới (IMO) đã ban hành Tài liệu Hướng dẫn về Ô nhiễm Dầu (Oil Pollution
Manual) nhằm giúp chính phủ các quốc gia đang phát triển cũng như các chủ
thể liên quan trực tiếp đến ngành vận tải biển và chuyên chở dầu về các nội dung:
- Phòng ngừa ô nhiễm; - Lập kế hoạch dự phòng;
- Cứu hộ: Chỉ dẫn cho các cơ quan quản lý nhà nước và quan chức hữu quan cách giảm thiểu tác động của các tai nạn từ những loại tàu khác nhau;
- Đối phó trực tiếp với các vụ tràn dầu: Dự báo động thái của dầu trong môi trường biển, những tác động của dầu đối với nguồn lợi biển và ven bờ, đánh giá hiện trạng và các giải pháp ứng phó, ngăn chặn và thu hồi dầu, phân tán bằng chât hóa học, làm sạch bờ biển, tiêu hủy dầu và rác dính dầu, tập huấn có thực hành và bảo trì – bảo dưỡng thiết bị, những vấn đề lưu ý đối với chi phí làm sạch;
- Những khía cạnh hành chính của việc ứng phó sự cố ô nhiễm dầu: Giúp các cơ quan chức năng hiểu rõ về các lợi ích khác nhau liên quan đến tình huống khẩn cấp về ô nhiễm dầu và hậu quả của nó, cũng như rà soát tổng thể các chế độ pháp lý quốc tế và thể chế cấp ngành quy định về giơí hạn trách nhiệm và mức bồi thường đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu;
- Hướng dẫn thu mẫu và xác định nguồn gốc các vụ tràn dầu bằng các kỹ thuật, phương pháp và chiến lược khác nhau.
Đánh giá chung
Tuy đã có hiệu lực, công ước OPRC hiện vẫn chưa cập nhật với CLC/FUND 1992. Việc hợp tác kỹ thuật trong xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp với ô nhiễm dầu tại các quốc gia đang phát triển cũng chưa được
54
nhấn mạnh, trong khi những vấn đề hợp tác trong quá trình xử lý về tố tụng đối với các vụ tràn dầu cũng còn quy định quá sơ sài, nhất là xung đột pháp luật, áp dụng luật nước ngoài, vấn đề công nhận và cho thi hành bản án của nước ngoài đối với các sự cố tràn dầu.v.v….