d Khối lượng thức ă n/ Trọng lượng cá
CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT
Công suất tính theo ngày hoạt động (số kg nguyên liệu thô) Cr
Số ngày hoạt động/năm Dw
Năng suất nguyên liệu thô: sản phẩm đầu ra Y Hiệu quả/ công nhân/ ngày công (kg nguyên liệu thô) Er
Nhiên liệu / kg nguyên liệu thô Fr
Phụ gia (ingredients)/ kg nguyên liệu thô Ir Các vật tư tiêu hao khác / kg nguyên liệu thô Or
CHI PHÍ BIẾN ĐỔI
Đơn giá nguyên liệu thô A
Tổng chi phí nguyên liệu thô B = (A x Cr x Dw) Tiền công (mỗi công nhân, 1 ngày công) C
Chi phí nhân công D = (Cr / Er) x C
Giá nhiên liệu E
Chi phí nhiên liệu F = (E x Fr x Cr x Dw)
Giá phụ gia G
Chi phí phụ gia H = (G x Ir x Cr x Dw)
Giá vật tư tiêu hao I
Chi phí vật tư tiêu hao J = (I x Or x Cr x Dw)
Vận chuyển K
49
Sửa chữa và bảo dưỡng M
Tổng chi phí biến đổi mỗi năm n = (B + D + F + H + J + K + L + M)
Chi phí cố định
Tiền thuê tài sản P
Khấu hao Q
Lãi R
Tổng chi phí cố định mỗi năm s = (P + Q + R)
Tổng chi phí mỗi năm t = (n + s)
LỢI NHUẬN GỘP U = (V - n)
LỢI NHUẬN RÒNG T = (V - t)
(Nguồn: IOPC, 2008)
Để thu được các thông tin này, IOPC khuyến khích người khiếu nại tập hợp tất cả các nguồn có thể có, bao gồm:
Báo cáo từ các dự án của cơ quan tài trợ
Công việc do các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ hoạt động ở thực địa tiến hành
Các tài liệu về chiến lược xóa đói giảm nghèo quốc gia và hồ sơ hiện trạng đói nghèo
Các bài báo mới công bố của các nhà khoa học và chuyên gia tư vấn dựa trên các hoạt động thực địa có liên quan đến khu vực tràn dầu.
Các viện nghiên cứu và trường đại học tại địa phương
Các đợt khảo sát về mức sống do Ngân hàng Thế giới khởi xướng thực hiện.
Các cuộc tổng điều tra dân số
Các cuộc khảo sát hộ gia đình và thôn làng
Các chuyên gia thủy sản ở cấp quốc gia và địa phương.
50
Các tiêu chí chung dưới đây được áp dụng cho tất cả các hồ sơ khiếu nại:
Bất kỳ phí tổn, tổn thất hoặc thiệt hại nào được nêu ra đều phải là các khoản thực chi hoặc đã xảy ra trên thực tế.
Bất kỳ phí tổn nào được yêu cầu bồi thường cũng phải liên quan đến các biện pháp được coi là hợp lý và thỏa đáng.
Bất kỳ phí tổn, tổn thất hoặc thiệt hại nào cũng chỉ được bồi thường nếu do sự ô nhiễm phát sinh từ vụ tràn dầu gây ra.
Có mối liên hệ nhân quả chặt chẽ giữa các phí tổn, tổn thất và thiệt hại mà khiếu nại nêu ra với sự ô nhiễm gây ra bởi vụ tràn dầu.
Người khiếu nại chỉ có quyền được bồi thường nếu tổn thất kinh tế của người đó thuộc loại có thể lượng hóa được.
Người khiếu nại phải chứng minh về tổng sổ tiền phản ánh các phí tổn, tổn thất hoặc thiệt hại bằng việc xuất trình những tài liệu hoặc chứng cứ phù hợp.
Vì những lý do trên, một hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường chỉ được chấp nhận nếu số tiền của tổn thất hoặc thiệt hại được chứng minh rõ ràng. Tất cả những yếu tố làm bằng chứng sẽ được cân nhắc đến, nhưng phải cung cấp đủ chứng cứ để chủ tàu, đơn vị bảo hiểm chủ tàu và Quỹ Fund 1992 có thể tự đánh giá về số tiền đại diện cho phí tổn, tổn thất hoặc thiệt hại mà nạn nhân thực tế phải gánh chịu. Khả năng mà người khiếu nại có thể thực hiện để giảm thiểu tổn thất cũng sẽ được tính đến.
Tuy nhiên, mỗi khiếu nại cũng có những đặc thù riêng, nên IOPC sẽ xem xét nội dung từng khiếu nại tùy vào tính chất của nó. Bởi vậy, các tiêu chí đặt ra cũng cho phép linh hoạt ở một mức độ nhất định, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của người khiếu nại, của ngành hoặc quốc gia hữu quan, chẳng hạn như đối với yêu cầu về lập hồ sơ
51
Ý nghĩa lớn nhất của CLC là tạo ra một khuôn khổ pháp lý chung cho các quốc gia thành viên có được một tiêu chuẩn để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm về trách nhiệm dân sự đối với các vụ tràn dầu có nguồn gốc từ tàu ở quốc gia mình, còn quỹ FUND cùng với các đơn vị bảo hiểm vận tải biển giúp cho các nạn nhân của sự cố ô nhiễm dầu có thể được bồi thường mà không nhất thiết phải tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên thủ tục đòi bồi thường từ IOPC tuy đơn giản nhưng khá phức tạp vì nhiều lý do:
+ Yếu tố chính trị của các vụ tràn dầu ở các nước đang phát triển, nhưng lại có nguồn gốc từ các tàu đăng ký ở các nước lớn.
+ Thông thường IOPC phải đợi hết thời hiệu mới bắt đầu tiến hành giám định thiệt hại, điều này sẽ gây cản trở lớn cho việc bồi thường kịp thời, nhất là khi có quá nhiều đơn đồng thời được gửi đến đòi bồi thường.
+ Việc kiện IOPC ra tòa án sở tại là điều rất khó thực hiện do áp lực quốc tế. Điều này cũng đã được chính IOPC xác nhận trong sổ tay hướng dẫn khiếu nại 2007.
Chính vì lý do đó, công ước CLC không bảo đảm được quyền lợi cho các nạn nhân ô nhiễm dầu trong mọi trường hợp. Trong khi đó, mức đóng góp cho FUND lại quá cao cho các nước đang phát triển như Việt Nam là một nguyên nhân khiến cho nhiều quốc gia do dự tham gia.