Cơ chế trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hạ

Một phần của tài liệu Vấn đề bồi thương thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài (Trang 91)

- Lên kế hoạch khôi phục

3.1.3. Cơ chế trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hạ

Tổng hợp các bài học quốc gia và quốc tế, cơ chế trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu cần được quy thành một dạng trách nhiệm pháp lý dân sự, trong đó bao gồm 4 khoản:

- Chi phí cho các biện pháp phòng ngừa, gồm các chi phí cho việc sử dụng các biện pháp hợp lý nhằm ngăn ngừa và hạn chế các thiệt hại môi

95

trường trước, trong và sau khi xảy ra sự cố môi trường, tại nơi có thiệt hại hoặc nơi có nguy cơ thiệt hại;

- Chi phí cho việc làm sạch và khôi phục, gồm chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm hạn chế hoặc làm giảm các tác động bất lợi do thiệt hại môi trường gây ra và chi phí trả cho các biện pháp được sử dụng nhằm khôi phục lại các điều kiện, các đặc tính của môi trường trước khi thiệt hại xảy ra;

- Bồi thường cho thiệt hại môi trường thuần túy, gồm bồi thường cho việc làm ―giảm giá trị của môi trường‖ tức là làm mất đi giá trị của môi trường đối với cộng đồng. Mất mát này có thể xảy ra do việc giảm đáng kể hoặc toàn bộ giá trị của môi trường; các đặc tính mà môi trường cung cấp cho cộng đồng, cho toàn thể xã hội cũng như cho một số đối tượng cụ thể tại cộng đồng;

- Bồi thường giá trị về mặt kinh tế giảm sút. Theo các quy tắc chung của luật pháp quốc tế thì việc bồi thường trước hết là khắc phục mọi hậu quả của hành vi sai trái và phải khôi phục lại môi trường như trước khi có hành vi sai trái. Việc bồi thường này được thực hiện bằng đền bù hiện vật, bồi thường tương đương thoả đáng đảm bảo không lặp lại hành vi sai trái. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc khôi phục y nguyên cũng có thể thực hiện được một cách hợp lý. Song, xuất phát từ quan điểm môi trường, cần phải đặt ra mục tiêu làm sạch hoặc khôi phục, đưa môi trường trở về trạng thái nếu không giống y nguyên như nó đã tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra, thì ít nhất cũng phải giữ được những chức năng vốn có của môi trường. Thậm chí nếu việc khôi phục hoặc việc làm sạch môi trường, về mặt vật lý có thể làm được, thì cũng có thể không khả thi về mặt kinh tế. Ngoài ra, việc phục hồi môi trường trở lại trạng thái tồn tại trước khi thiệt hại xảy ra có thể dẫn đến những chi phí không cân xứng với kết quả mong muốn. Trong trường hợp như vậy có thể lập luận rằng việc khôi phục chỉ nên được thực hiện trong giới hạn các chi phí hợp lý có hiệu quả.

96

Cả từ phương diện lý luận và thực tế, quan điểm chung của các nước là không phân chia trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên với trách nhiệm bồi thường thiệt hại từ sự cố gây ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại thực tế xảy ra cũng không phải là yếu tố nhất thiết phải được chứng minh.

Về việc truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đa số các nước hiện nay đều sử dụng 2 phương thức giải quyết - phương thức lựa chọn và giải quyết theo luật định. Tuy nhiên mức độ phổ biến, hiệu quả của các phương thức này khác nhau ở mỗi nước. Trong thực tiễn của nhiều nước khác, giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường theo phương pháp lựa chọn được tiến hành khá phổ biến. Tuy nhiên, phương thức này cũng có nhiều hạn chế như khả năng xác định các chủ thể liên quan; khả năng xác định vấn đề; động cơ tham gia của chủ thể và khả năng thực hiện giải pháp đạt được qua hoà giải.

Một phần của tài liệu Vấn đề bồi thương thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)