- Lên kế hoạch khôi phục
3.1.5. Quy trình và phƣơng pháp đánh giá bồi thƣờng thiệt hạ
Trong vấn đề đánh giá bồi thường, thực tiễn các quốc gia cho thấy, ở Trung Quốc việc giám định thiệt hại do các cơ quan nhà nước tiến hành. Ở Anh và Mỹ cũng như theo quy chế của các quỹ quốc tế IOPC, các đương sự (nguyên đơn, bị đơn) đều có quyền trưng cầu giám định với bất kỳ chuyên gia nào. Khi đó, các nguyên đơn phải rất nghiêm túc với yêu cầu của mình và trưng cầu chuyên gia có trình độ nếu như họ muốn được bồi thường, bởi lẽ trong các hệ thống pháp luật dân sự, dù là Anh – Mỹ hay châu Âu lục địa, trách nhiệm chứng minh (burden of proof) thuộc về bên nguyên.
Như đã phân tích ở trên, OPA 1990 quy định rõ vai trò giám định thiệt hại của các cơ quan hành chính được ủy thác trong các trường hợp đã hoặc có thể xảy ra thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên. NOAA đã xây dựng được quy trình đánh giá tài nguyên thiên nhiên rất chặt chẽ và kỹ càng để các đơn vị ủy thác tiến hành giám định. Đây cũng là bài học kinh nghiệm tốt, phù hợp với Việt Nam khi tài nguyên thiên nhiên được coi là tài sản thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Điểm khó khăn nhất là phải có một đội ngũ các nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học pháp lý để làm
98
nòng cốt cho một tổ công tác đánh giá và đòi bồi thường đối với loại thiệt hại đặc biệt này.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn, bằng quy định về quyền đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại, OPA 1990 cũng cho phép nguyên đơn được khởi kiện nhiều lần cho cùng một vụ việc. Đây cũng là một khía cạnh quan trọng trong quy trình tố tụng mà khi xây dựng hệ thống pháp luật chuyên ngành, Việt Nam cần phải chú ý xem xét.