Công ƣớc HNS

Một phần của tài liệu Vấn đề bồi thương thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài (Trang 51)

d Khối lượng thức ă n/ Trọng lượng cá

2.1.6. Công ƣớc HNS

Đây là Công ước tiếp theo của CLC1969, với mục đích hòa thiện cơ chế quốc tế về trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho các tàu chuyên chở những chất có khả năng gây thiệt hại cho người, tài sản và môi trường. Phương pháp tiếp cận của Công ước này nhìn chung giống với CLC 1969, nhưng khác ở chỗ nó không được bổ sung bằng một dạng quỹ bồi thường quốc tế như CLC. Cũng giống với bồi thường ô nhiễm dầu nói chung, cơ chế bồi thường theo HNS 1996 gồm 2 dạng: (1) chủ tàu chịu trách nhiệm trực tiếp và (2) quỹ bồi thường hình thành từ nguồn thuế đối với người có lợi ích liên quan đến hàng hóa chuyên chở. Nội dung chính của HNS bao gồm:

Bên chịu trách nhiệm

Theo HNS, bên chịu trách nhiệm là chủ tàu. Trách nhiệm này thuộc loại prima facie, nhưng chủ tàu vẫn được miễn trách nhiệm trong 4 trường

hợp:

- 3 trường hợp bất khả kháng: Tương tự CLC 1969/1992

- 1 trường hợp bổ sung: Người vận tải hoặc bất kỳ người nào khác không thực hiện nghĩa vụ khai báo thông tin về tính chất nguy hiểm hoặc độc hại của các chất chuyên chở, với 2 điều kiện:

+ Điều kiện về hậu quả: Do không khai báo thông tin nên đã gây ra một phần hoặc toàn bộ thiệt hại, hoặc khiến cho chủ tàu không mua bảo hiểm bắt buộc theo Điều 12.

+ Điều kiện về chủ thể: Chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu không biết (hoặc không có điều kiện được biết) rằng các chất chuyên chở trên tàu là chất độc hại, nguy hiểm.

55 Công ước định nghĩa thiệt hại bao gồm:

- Tổn thất về tính mạng, thương tích cho người trên tàu hoặc ở ngoài tàu; tổn thất hoặc thiệt hại về tài sản bên ngoài tàu

- Tổn thất, thiệt hại do ô nhiễm môi trường

- Chi phí về các biện pháp phòng ngừa (kể cả tổn thất hoặc thiệt hại do biện pháp đó gây ra) [23, 1(6)]

Điều này cũng định nghĩa chất HNS là bất kỳ chất nào được chở trên tàu dạng hàng hóa theo điều kiện (i) và (vii), ngoài một số chất cụ thể (đặc biệt là chất lỏng độc hại và khí hóa lỏng), còn có dầu hàng hóa (theo Phụ mục I, Phụ lục I, MARPOL 1973/78).

Công ước không áp dụng đối với các dạng thiệt hại do ô nhiễm như Công ước 1969/92, mà các vấn đề về xác định trách nhiệm và bồi thường nhìn chung do pháp luật Quốc gia nơi thiệt hại xảy ra điều chỉnh. Ngoài ra, một điểm cần chú ý nữa là công ước này áp dụng với cả các dạng thiệt hại do cháy nổ (mà CLC 1969/92 và FUND 1971/92 không điều chỉnh).

Giới hạn trách nhiệm

Trong các văn kiện về thiệt hại do ô nhiễm, chủ tàu có quyền giới hạn trách nhiệm trong mọi trường hợp, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do hành vi (hành động hoặc không hành động) của người đó với lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý do cẩu thả (recklessly and with knowledge that…). Cũng giống với CLC, trách nhiệm theo HNS được giới hạn trên cơ sở dung tích (cách tính dung tích thống nhất):

- Tàu có dung tích toàn phần không quá 2000 tấn: 10 triệu SDR

- Tàu có dung tích toàn phần từ trên 2000 tấn đến 50.000 tấn: 10 triệu SDR + (K x 1500 SDR) (K là số tấn vượt quá 2000 tấn).

- Tàu có dung tích toàn phần trên 50.000 tấn: Cộng thêm 360 SDR cho mỗi tấn vượt quá.

56

Bảo hiểm bắt buộc, thẩm quyền xét xử; công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước ngoài

Nội dung các phần này trong công ước HNS cũng giống với quy định trong nhóm Công ước CLC-FUND.

Phạm vi điều chỉnh

- Đối với các thiệt hại nói chung, HNS được áp dụng với vùng lãnh thổ của các quốc gia, kể cả vùng lãnh hải;

- Đối với thiệt hại do ô nhiễm, HNS áp dụng ra cả vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia.

Một đặc điểm riêng của HNS khác với CLC/FUND là Công ước HNS ưu tiên giải quyết thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người so với các loại khiếu nại khác [23, 11].

Đánh giá chung:

Cũng giống CLC, Công ước HNS không bảo đảm được quyền lợi cho các nạn nhân trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, do nhiều bất đồng về quan niệm đối với các loại chất độc hại và nguy hiểm, nên cho đến nay Công ước này vẫn chƣa có hiệu lực. Điều này cũng có nghĩa rằng Quỹ Quốc tế về

Phòng ngừa Ô nhiễm do Chất độc hại cũng chưa thể vận hành. Nhìn chung, các cơ chế pháp lý về đánh giá và thủ tục bồi thường theo HNS không khác gì so với CLC. Ý nghĩa lớn nhất của HNS là bổ sung cho CLC trong trường hợp dầu chuyên chở bị chuyển hóa do tai nạn cháy, nổ.

Một phần của tài liệu Vấn đề bồi thương thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài (Trang 51)