Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 27)

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhưng đây cũng chính là lĩnh vực nghiệp vụ phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là thực sự cần thiết để các ngân hàng thương mại có được các giải pháp cần thiết để hạn chế rủi ro này và đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. Có 3 nhóm nguyên nhân cơ bản sau đây:

20

- Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng

+ Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó.

+ Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không hợp lý.

+ Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng khác nên đã xem nhẹ yếu tố rủi ro.

+ Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay. Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp

+ Định giá tài sản không chính xác, không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết, hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễ định giá, dễ chuyển nhượng quyền sở hữu, dễ tiêu thụ.

+ Công tác giám sát quản lý sau cho vay không chặt chẽ + Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ

- Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng

+ Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý. + Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.

+ Yếu kém trong khâu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến làm ăn thua lỗ, xảy ra các tranh chấp hay tham ô lừa đảo, sử dụng vốn không hiệu quả hay thất thoát vốn.

+ Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, Ban điều hành. + Do người vay cố tình lừa đảo ngân hàng

- Những nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài + Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…

21

+ Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.

+ Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt dẫn đến một số doanh nghiệp thua lỗ phá sản.

+ Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô: Các văn bản luật và dưới luật liên quan đến hoạt động tín dụng triển khai vào thực tế chậm chạp, còn nhiều vướng mắc bất cập. Sự thanh tra giám sát hoạt động tín dụng của NHNN với các NHTM chưa hiệu quả. Hệ thống thông tin tín dụng do NHNN thiết lập còn đơn điệu, thiếu cập nhật.

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía chính phủ, NHNN và các cơ quan hữu quan. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ máy quản trị tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa.

22

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 27)