Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của SHBV-HN

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 45)

Từ năm 2008 đến nay kinh tế thế giới rơi vào thời kỳ suy thoái khủng hoảng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, tình trạng thâm hụt ngân sách, lạm phát thất nghiệp gia tăng, sản xuất và tiêu dùng suy giảm ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Không nằm ngoài quy luật đó Việt Nam

33

đã phải đối mặt với những khó khăn từ nội tại nền kinh tế và từ môi trường quốc tế. Vượt lên trên những khó khăn đó bằng sự nỗ lực quyết tâm của các nhà quản lý và các nhân viên, dựa trên một nền tảng khách hàng truyền thống cơ bản là các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ có tình hình làm ăn tốt và các cá nhân người nước ngoài (chủ yếu là người Hàn Quốc) đang làm việc tại Việt Nam có thu nhập cao và ổn định, SHBV-HN vẫn đạt được những bước tăng trưởng bền vững mà bên cạnh nghiệp vụ truyền thống là tín dụng thì một phần quan trọng là thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và các sản phẩm phái sinh. Dư nợ hoạt động tín dụng và lợi nhuận của SHBV-HN vẫn tăng đều đặn hàng năm và một điều quan trọng không kém là ngân hàng đã xây dựng được một nền tảng khách hàng ngày càng đa dạng hơn, bền vững hơn.

- Về kết quả kinh doanh của SHBV-HN.

Hình 2.2: Lợi nhuận của SHBV-HN qua các năm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Trong bảy (07) năm trở lại đây, lợi nhuận ngân hàng đã có những bước tăng trưởng vượt trội. Cụ thể là năm 2005 lợi nhuận của chi nhánh là 17,76 tỷ

34

đồng thì đến năm 2010 đạt đến 68,04 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 3,83 lần. Năm 2011, lợi nhuận của chi nhánh Hà Nội là 80,39 tỷ đồng tương đương mức lợi nhuận trung bình là 6,70 tỷ đồng/tháng, cao hơn hẳn mức lợi nhuận trung bình tháng của năm 2010 (đạt 5,67 tỷ đồng). Hiện tại, SHBV-HN đã và đang là chi nhánh đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhất trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Shinhan Việt Nam, vượt qua cả hiệu quả kinh doanh của hội sở chính. Kết quả này càng trở nên ấn tượng hơn nếu đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trải qua một thời kỳ suy thoái và khủng hoảng. Cụ thể kết quả kinh doanh của SHBV-HN như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh những năm gần đây của SHBV-HN

Đơn vi: triệu đồng

Năm

Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lãi thu được 64.208 66.927 62.265 111.761 132.336

Phí thu được 12.278 28.440 35.013 42.242 48.800 Tổng thu nhập 76.486 95.367 97.278 154.003 181.136 Lãi phải trả 27.252 32.195 26.081 61.488 73.756 Chi phí quản lý 14.249 17.376 17.826 22.138 24.690 Chi phi khác 2.540 4.481 3.628 2.342 2.295 Tổng chi phí 44.041 54.052 47.535 85.968 100.741 Lợi nhuận 32.445 41.315 49.743 68.035 80.395

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Như vậy từ bảng trên cho thấy lãi thu được từ hoạt động tín dụng chiếm phấn lớn tổng thu nhập và tín dụng là nghiệp vụ cơ bản làm ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tỉ lệ lãi vay/ tổng thu nhập qua các năm từ năm 2007 đến năm 2011 tương ứng là 83,95%%, 70,18%, 64,01%, 72,57% và 73,06%. Năm 2010 là năm tăng đột biến trong kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh,

35

trong đó cả doanh thu từ lãi và doanh thu từ phí đều tăng trưởng rất ấn tượng, cụ thể là: tổng số tiền lãi thu được đạt 111,76 tỷ đồng, tăng gần 79,5% so với năm 2009, phí thu được đạt 42,24 tỷ đồng, tăng 20,65% so với năm trước đó. Sang năm 2011, tốc độ tăng trưởng doanh thu của SHBV-HN chậm lại, số tiền lãi thu được tăng 18,41%, phí thu được tăng 15,52% tương ứng so với năm 2010. Trong cơ cấu doanh thu, phí thu được từ các dịch vụ ngân hàng cũng tăng đột biến từ 2007 là 12,28 tỷ đồng lên 48,80 tỷ đồng năm 2011 cho thấy sự phát triển cân đối, bên vững trong các mảng dịch vụ của SHBV-HN trong những năm gần đây.

- Về tình hình cho vay và huy động vốn.

Bảng 2.2: Tình hình cho vay và huy động vốn của SHBV-HN những năm gần đây

Đơn vị: triệu VNĐ

Khoản mục/Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cho vay 474.928 473.743 660.588 909.077 1.023.048

TS có khác 544.782 423.865 439.949 759.571 904.499

Tổng TS có 1.019.710 897.608 1.100.537 1.668.648 1.927.547

Tiền gửi huy động 992.784 857.695 1.060.672 1.624.877 1.841.972

TS nợ khác 26.926 39.913 39.865 43.771 85.575

Tổng TS nợ 1.019.710 897.608 1.100.537 1.668.648 1.927.547

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Tổng tài sản tăng trưởng tương đối ổn định. So với năm trước đó thì năm 2008 có sự suy giảm nhẹ trong tổng tài sản (giảm 11,97% so với năm 2007). Năm 2008 do có sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới nên các khách hàng cũng gặp những khó khăn nhất định trong sản xuất kinh doanh, do đó tình hình huy động vốn khó khăn hơn. Tuy nhiên đến năm 2009, 2010 nhờ sự cải thiện môi trường kinh doanh chung từ các giải pháp vĩ

36

mô của Chính phủ, nhờ sự nỗ lực thực hiện các giải pháp vượt qua khó khăn của ngân hàng và khách hàng mà tinh hình hoạt động của SHBV-HN đã tăng trưởng trở lại, đặc biệt đến năm 2010 tổng tài sản đã có sự đột biến tăng đến 51,62% so với năm 2009 lên mức 1.668 tỷ đồng, và năm 2011 tổng tài sản đạt mức 1.927 tỷ đồng (tăng trưởng 15,53% so với năm 2010). Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của SHBV-HN đã mở rộng đáng kể.

Từ số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay các tổ chức và cá nhân của SHBV-HN khá là ổn định đặc biệt đã có sự tăng trưởng tốt năm 2010. Năm 2010 doanh số hoạt động cho vay đã tăng khoảng 37.62% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 12.54% so với năm 2010. Điều này cũng phù hợp với xu hướng tăng lên của nguồn vốn huy động được, tổng số tiền huy động được năm 2010 là 1.624 tỷ đồng tăng 53.19% so với năm 2009 là 1.060 tỷ đồng và số tiền huy động năm 2011 là 1.842 tỷ đồng (tăng 13.36% so với năm 2010) và phù hợp với mục tiêu mở rộng hoạt động của SHBV-HN.

- Về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

Trong những năm gần đây hoạt động TTQT ngày càng đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận của ngân hàng. Là một ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng Shinhan Việt Nam nói chung và SHBV-HN có mạng lưới quan hệ rộng với các ngân hàng đại lý trên thế giới đồng thời lượng khách hàng doanh nghiệp của SHBV-HN chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc hoặc là các doanh nghiệp có mối quan hệ xuất nhập khẩu với phía Hàn Quốc nên nghiệp vụ thanh toán quốc tế rất có tiềm năng phát triển. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi để phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối vì các doanh nghiệp chủ yếu mua ngoại tệ để thanh toán cho hoạt động nhập khẩu và có ngoại tệ để bán cho ngân hàng là do thu từ hoạt động xuất khẩu. Cùng với sự biến động của tỉ giá ngoại tệ trong thời gian qua, SHBV-HN đã biết nắm bắt những cơ hội để đạt được những kết quả tốt trong nghiệp vụ kinh doanh

37

ngoại hối đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng.

Bảng 2.3: Kim ngạch thanh toán quốc tế của SHBV-HN những năm gần đây

Đơn vị: 1.000 USD

Nghiệp vụ TTQT /

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Liên quan nhập khẩu 48.893 42.965 47.748 50.708 65.727 Liên quan xuất khẩu 41.644 46.641 63.026 71.598 72.314

Chuyển tiền 74.953 58.003 69.569 73.248 91.361

Tổng 165.490 147.609 180.343 195.553 229.402

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh ngoại hối của SHBV-HN trong những năm gần đây

Đơn vị: 1.000 USD

Khoản mục / năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số mua 177.521 259.656 141.557 152.149 146.928 Doanh số bán 177.066 260.755 141.010 151.729 165.484

Lãi /Lỗ 253 1.264 349 427 406

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 45)