7. Khả năng bù đắp RRTD = DPRRTD
2.3.1. Kết quả đạt được
Hoạt động quản trị RRTD được đánh giá là hiệu quả nếu nó giải quyết được vấn đề cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu chất lượng tín dụng, nó duy trì được chất lượng tín dụng tốt nhưng không hy sinh mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Những năm gần đây hoạt động quản trị RRTD của SHBV-HN đã làm được điều này. Cụ thể là tỉ lệ nợ xấu / tổng dư nợ có xu hướng giảm dần từ 1,5% năm 2008 đến 0,52% năm 2009 xuống 0,49 % năm 2010. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với đại đa số các ngân hàng thương mại hiện nay và thấp hơn hẳn so với ngưỡng an toàn 3% mà NHNN đã quy định.
Trong khi đó tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHBV-HN năm 2009 là 11% và năm 2010 là 28% so với năm trước đó. Đây là tốc độ tăng ở mức ổn định vừa phải không tăng quá nóng như một số NHTM trong nước.
58
70% được coi là một tỉ lệ tương đối ổn định và hợp lý của các ngân hàng hiện đại vì các ngân hàng hiện nay đang có xu hướng tăng dần vai trò đóng góp của các dịch vụ khác ngoài dịch vụ truyền thống là tín dụng nhằm mục đích phân tán rủi ro chung, khai thác các dịch vụ mới tiện ích để tăng thu nhập.
Như vậy hoạt động quản trị RRTD ở SHBV-HN được đánh giá là hiệu quả khi mà nó duy trì được tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm và hiện đang ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng và tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng / tổng thu nhập ổn định và được cơ cấu ở mức hợp lý.