Mục tiêu hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đến năm

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 70 - 71)

7. Khả năng bù đắp RRTD = DPRRTD

3.1.2. Mục tiêu hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đến năm

3.1.1. Định hướng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đến năm 2020 hàng Shinhan Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đến năm 2020

- Về đối tượng cho vay: xác định đối tượng khách hàng cốt lõi vẫn là khách hàng có vốn đầu tư của Hàn Quốc, từng bước đa dạng hoá, mở rộng khai thác các đối tượng khách hàng phi Hàn Quốc.

- Về cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay: Tập trung duy trì tỉ lệ cho vay ngắn hạn/ trung, dài hạn ở mức 60%/40%.

- Về tài sản bảo đảm: Tập trung cho vay các khách hàng có tài sản bảo đảm; khuyến khích những khách hàng hiện tại đưa tài sản đảm bảo vào thế chấp tại Ngân hàng, tăng dần tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo.

- Về phát triển khách hàng: Tăng cường công tác khách hàng trên cơ sở áp dụng mô hình quan hệ khách hàng mới theo mô thức quản lý của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Sắp xếp, phân loại đội ngũ khách hàng theo hệ thống chấm điểm của Ngân hàng Shinhan Việt Nam

- Về xử lý nợ quá hạn: Bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồng thời tích cực thu hồi những khoản nợ đọng đã được xử lý, đã được trích lập dự phòng rủi ro. Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng, khống chế tỷ lệ nợ quá hạn ở về tiệm cận mức 0% tổng dư nợ.

3.1.2. Mục tiêu hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đến năm 2020 Shinhan Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội đến năm 2020

- Nâng cao chất lượng tín dụng để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu xuống mức 0% nhưng đảm bảo tăng trưởng tín dụng đạt mức khoảng 20%/năm như định

63

hướng hội đồng quản trị đã đề ra (tuy nhiên mức tăng trưởng này có thể phụ thuộc vào quy định của NHNN từng thời kỳ để thực hiện các chính sách vĩ mô của Chính phủ)

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả, không đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng cho dù ngành nghề đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai. Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ với các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc nhưng phải tăng cường tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới là các doanh nghiệp Việt Nam mà trước hết là các doanh nghiệp có mối quan hệ kinh doanh với các khách hàng hiện hữu của ngân hàng, mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng sang các địa bàn khác không chỉ ở Hà nội mà còn cả ở các tỉnh thành khác, những nơi có nhiều khu công nghiệp phát triển như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… mục đích là mở rộng thị phần và đa dạng hóa danh mục cho vay. Tỷ lệ khách hàng vay Hàn Quốc và phi Hàn Quốc đạt mức 55%/45%.

- Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 80% (năm 2015) và 85% (năm 2020);

- Hiệu suất sử dụng vốn đạt mức 70% (năm 2015) và 85% (năm 2020);

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)