Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 75 - 77)

7. Khả năng bù đắp RRTD = DPRRTD

3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

RRTD bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế RRTD với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất, quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích với thời gian ra các quyết định đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ

68

sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng. Giải quyết đòi hỏi này cần chú ý một số điểm sau:

Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng.

Mỗi khách hàng không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có thể vay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổ vỡ của bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó ngân hàng cần kèm theo các điều kiện về tổng dự nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong kinh doanh.

Để thực hiện tốt yêu cầu này cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng thông qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra cho ngân hàng.

Ở SHBV-HN hiện nay cũng đã có tiêu chí xếp hạng và chấm điểm tuy nhiên đã từ lâu nó không được điều chỉnh và cập nhật lại theo sự thay đổi của thực tế điều kiện kinh tế Việt Nam và mặt khác SHBV cũng chưa có quy định nào cho thấy mối liên quan giữa xếp hạng tín dụng theo các tiêu chí đó và các mức ưu đãi tín dụng đi kèm. Vì thế việc thực hiện xếp hạng ở SHBV chỉ có tính chất tham khảo. Đây là một thiếu sót rất lớn có lẽ là do quy mô của SHBV ở Việt Nam còn nhỏ nên chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên với định hướng mở rộng quy mô hoạt động của các chi nhánh thì xây dựng một hệ thống tiêu chí cụ thể để chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện nay là

69

điều cần thiết phải làm ngay nhằm tiến tới chuyên nghiệp hóa nghiệp vụ tín dụng và giảm các rủi ro chủ quan.

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đã được phê duyệt trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý giao dịch. Trong phân tích này cần tập trung đến tính pháp lý của phương án / dự án vay, dòng tiền của dự án, nguồn trả nợ, thị trường, khả năng tiêu thụ… Đồng thời đưa ra rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi rủi ro xảy ra.

Trong thẩm định dự án đầu tư tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn là nguyên nhân dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ nhỏ làm cho tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khách hàng thu hồi nợ đã giảm sút. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác giá trị tài sản đảm bảo cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập có uy tín để thực hiện kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán công trình và định giá tài sản, giám sát nguồn vốn tự có tham gia dự án của khách hàng để giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.

Cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện tín dụng trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ tham gia vốn tự có vào dự án, tài sản đảm bảo… để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 75 - 77)