49 Bảng 2.10 : Bảng xếp hạng tín dụng của SHB

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 57)

7. Khả năng bù đắp RRTD = DPRRTD

49 Bảng 2.10 : Bảng xếp hạng tín dụng của SHB

Bảng 2.10 : Bảng xếp hạng tín dụng của SHBV Tiêu chí Xếp hạng A B C D E Tính ổn định Vốn / tổng tài sản 50% 10 30~50% 9 20~30% 8 20% 7 10% 6

Tổng dư nợ vay /tổng tài sản 15% 5 15~30% 4 31~40% 3 41~50% 2 > 50% 1

Lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế / TổngTS 50% 2.50 40% 2 30% 1.5 20% 1 10% 0.5

Lợi nhuận thuần / Doanh thu > 8% 5 4~8% 4 1~4% 3 0~1% 2 < 0% 1.5

Chi phí lãi / Doanh thu < 0 5 < 2% 4 < 4% 3 < 6% 2 > 10% 1.5

Thanh

khoản Tỷ lệ thanh khoản nhanh. 50% 5 40% 4 30% 3 20% 2 10% 1

Tỷ lệ thanh khoản tức thời 100% 5 80% 4 60% 3 40% 2 20% 1.5

Tăng trƣởng

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 50% 5 40% 4 30% 3 20% 2 10% 1

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản 50% 2.5 30% 2 20% 1.5 10% 1 0% 0.5

Triển vọng kinh doanh Vị trí trên thị trường Độc quyền 2.5 Chiếm ưu thê 2 Trung bình 1.5 Dưới trung bình 1 Mới gia nhập 0.5

Công nghệ xuất sắc 2.5 Hài lòng 2 Trung

bình. 1.5 Dưới trung bình 1 Không đáp ứng 0.5 Suất hoàn vốn 5% 2.5 3% 2 2% 1.5 >1% 1 < 1% 0.5 Khả năng quản lý

Ngành nghề 10 năm 5 7năm 4 5năm 3 3năm 2 1năm 1.5

Kỹ năng quản lý Xuất sắc 2.5 Hài lòng 2 Trung

bình 1.5 Duới trung bình 1 Không đáp ứng 0.5 Lịch sử ngân hàng Lịch sử nợ quá hạn Không có 2.5 Dưới 9 tháng 2 Dưới 6 tháng 1.5 Dưới 3 tháng 1 Dưới 1 tháng 0.5 Quy mô Công ty mẹ Tập đoàn. 5 Được niêm yết 4 Có đăng ký 3 Doanh nghiệp tư nhân 2 Cá nhân 1 Tổng tài sản 7,000 5 5,000 4 4,000 3 3,000 2 2,000 1.5 Doanh thu 10,000 2.5 8,000 2 6,000 1.5 4,000 1 3,000 0.5

Tồng vôn đầu tư 5,000 5 4,000 4 3,000 3 2,000 2 1,000 1.5

Tổng 80 65 50 35 23

50

Bảng xếp hạng tín dụng của SHBV-HN được thiết lập dựa trên yếu tố tài chính và phi tài chính.

Các nhân tố tài chính: Bao gồm các chỉ số được tính từ số liệu mà nhân viên tín dụng thu thập từ báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của doanh nghiệp.

Các nhân tố phi tài chính: Được tính điểm dựa trên nhận xét chủ quan của cán bộ tín dụng.

Uy tín khách hàng được tính điểm và xếp loại như sau: A. Xuất sắc: Từ 80 điểm trở lên.

B. Hài lòng: Từ 65 điểm đến 80 điểm. C. Trung bình: Từ 50 điểm đến 65 điểm. D. Dưới trung bình: Từ 35 điểm đến 50 điểm. E. Không đáp ứng: Từ 25 điểm đến 35 điểm

Tuy nhiên tiêu chí xếp hạng của SHBV-HN dựa trên tiêu chí xếp hạng của tập đoàn Shinhan Hàn Quốc từ lâu đã không được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của tình hình kinh tế ở Việt Nam và kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới, hệ thống các tiêu chí còn mang tính khái quát chưa cụ thể và đa dạng, chưa đủ các tiêu thức để đánh giá về tình hình tài chính sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt các chỉ tiêu phi tài chính thì phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của nhân viên tín dụng.

Quan trọng hơn là sau khi thực hiện xếp hạng xong thì SHBV và SHBV-HN không có quy định nào chỉ rõ khách hàng được bao nhiêu điểm, xếp hạng gì thì được hưởng những mức ưu đãi nào về tín dụng từ ngân hàng. Chính vì thế mà bảng xếp hạng tín dụng của SHBV-HN chỉ được coi như tài liệu tham khảo để tính toán thêm, bổ sung cho ý kiến đánh giá của cán bộ tín dụng về khách hàng đó chứ nó không phải là căn cứ chính có thể dựa vào đó để thực hiện phân tích tín dụng. Thực tế có những doanh nghiệp ví dụ như Công ty TNHH Doosan Hải Phòng Việt Nam (Doosan Vina), tại thời điểm

51

31/12/2011 khi thực hiện xếp hạng theo quy định của SHBV thì chỉ đạt mức C (trung bình) tuy nhiên thực tế cho thấy đây là một khách hàng lớn và rất có uy tín với ngân hàng.

* Bảo đảm tiền vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Do đó với việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay: Căn cứ năng lực tài chính của khách hàng vay, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế, SHBV lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay dưới đây:

- Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

+ Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay. + Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Quy định của SHBV về giới hạn cho vay đối với tài sản đảm bảo

- Máy móc và thiết bị: 30%-40%

+ Đối với máy móc và thiết bị thế chấp cùng với nhà xưởng cho Ngân hàng: 40%

+ Những loại khác: 30%

- Phương tiện vận tải: 30% - 70%

+ Phương tiện nhập khẩu miễn thuế: 30% + Xe du lịch dưới 15 chỗ: 70%

+ Những cái khác: 50%

52

- Chứng khoán: 50% - Nhà xưởng: 30% - 70%

+ Đối với nhà xưởng thế chấp cùng với quyền sử dụng đất cho ngân hàng: 70%

+ Đối với nhà xưởng gắn liền với đất mà quyền sử dụng đất được cấp cho người vay và không thế chấp cho ngân hàng: 30%

- Trái phiếu kho bạc: 90%

- Tiền tiết kiệm hoặc tiền gửi có kỳ hạn: 100%

- Tín dụng thư dự phòng phát hành bởi các ngân hàng nước ngoài: 100%

- Thư bảo lãnh phát hành bởi các ngân hàng trong nước: 100%

- Các tài sản khác thì tùy thuộc vào sự chấp thuận của Tổng giám đốc dựa trên sự thẩm định của phòng tín dụng

Trong trường hợp tài sản đảm bảo được hình thành từ vốn vay, bên đi vay phải đóng góp ít nhất 15% giá trị dự án bằng vốn tự có. Sự đóng góp này có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: Tiền gửi, tài sản thế chấp cùng với tài sản khác. Trong trường hợp này các giới hạn cho vay như trên sẽ được áp dụng.

Bên cầm cố, thế chấp phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo. Phí công chứng và phí đăng kí giao dịch đảm bảo sẽ được tính cho bên cầm cố thế chấp Đối với tài sản đảm bảo như xe hơi máy bay, tàu thuyền lớn ngân hàng có trách nhiệm trao cho bên cầm cố thế chấp bản sao có công chứng của giấy đăng ký tài sản mà được xác nhận của ngân hàng là ngân hàng đang giữ bản chính

Trường hợp khách hàng vay không có TSĐB: SHBV-HN sẽ xem xét đánh giá các trường hợp cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất khẩu, cho vay đồng tài trợ và cho vay các tổ chức tài chính khác, cho

53

vay cán bộ nhân viên. Tuy nhiên với cho vay sản xuất kinh doanh thì khách hàng trước hết phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Sử dụng có hiệu quả vốn vay và thực hiện việc trả gốc và lãi đúng hạn trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng cho vay và các tổ chức tín dụng khác.

- Có các dự án đầu tư kế hoạch cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ khả thi và hiệu quả.

- Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Bên cạnh đó phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có doanh số xuất khẩu thực tế hơn 3 triệu USD 1 năm với ngân hàng - Có hai năm liên tiếp hoạt động có lãi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có tiền gửi tiết kiệm trung bình hơn 1 triệu USD với ngân hàng hoặc có thư bảo lãnh của công ty mẹ với điều kiện công ty mẹ phải có xếp hạng tín dụng cao theo tiêu chí xếp hạng của các tổ chức uy tín trên thế giới

* Kiểm tra giám sát sau khi cho vay

Ngân hàng sau khi cho vay phải thực hiện giám sát kỹ lưỡng việc theo dõi khoản vay hiện tại vì nếu có rủi ro xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay làm khách hàng không trả được nợ thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí từ việc thu hồi nợ vay bằng các thủ tục pháp lý nên tất cả các bước trong quy trình tín dụng đều phải được thực hiện nghiêm túc đầy đủ. Công việc này bao gồm:

+ Thu thập và phân tích BCTC mới cập nhật và các tài liệu khác: Ngân hàng phải yêu cầu khách hàng nộp BCTC ít nhất 6 tháng 1 lần để có thể theo dõi được tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhận biết các xu hướng xấu đi có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay. Đồng thời theo dõi cả những nhân tố phi tài chính khác như xu hướng ngành, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ…

54

sản xuất kinh doanh, doanh số, lợi nhuận, hàng tồn kho, điều tra xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Mặt khác có thể kiểm soát việc sử dụng vốn vay và doanh số bán hàng hay hoạt động thanh toán qua việc theo dõi tài khoản của khách hàng tại SHBV-HN vì SHBV-HN thực hiện giải ngân qua tài khoản và việc sử dụng vốn vay cũng được thực hiện trực tiếp bằng dịch vụ của SHBV nên ngân hàng có thể kiểm soát được phần lớn nội dung thanh toán của từng khoản vay.

+ Tài sản đảm bảo được dùng để đảm bảo cho các khoản vay thì phải được bảo vệ an toàn kỹ lưỡng bởi nhân viên tín dụng có kinh nghiệm để xác định được nó có ở trong tình trạng tốt không và ngân hàng có đủ tư cách pháp lý để thanh lý tài sản để thu hồi nợ không. Các TSĐB như trái phiếu, cổ phiếu hay tài sản cố định, hàng hóa có thể bán được phải được định giá định kỳ để ngân hàng cập nhật được giá trị TSĐB hiện thời là bao nhiêu, đó là căn cứ để xác định lại hạn mức cho vay.

Đồng thời để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra, SHBV có chủ trương yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi đầu tư dự án hoặc khi kinh doanh xuất nhập khẩu. Giải pháp này đã phát huy tác dụng đáng kể khi thiên tai xảy ra, vốn rất thường xuyên ở nước ta, vì có nguồn hỗ trợ để bù đắp các tổn thất về vốn vay cho ngân hàng.

Hiện nay việc thẩm tra theo dõi sau cho vay được thực hiện cho tất cả các khách hàng vì số lượng khách hàng vay ở SVN HN hiện nay có khoảng 50 khách hàng doanh nghiệp là một con số không lớn (chứ không lấy mẫu để thẩm tra như các ngân hàng thương mại lớn khác), hơn nữa có một điểm thuận lợi là hầu hết các khách hàng này đều thực hiện các giao dịch thanh toán của mình bằng dịch vụ của SHBV. Tuy nhiên SHBV-HN chỉ có 5 nhân viên tín dụng kiêm nhiệm tất cả các công việc, đây là một áp lực lớn cho các nhân viên nên việc theo dõi sau cho vay chưa được sát sao.

55

* Lập quỹ dự phòng RRTD

Dự phòng RRTD: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán trước vào chi phí hoạt động hàng tháng của tổ chức tín dụng để giả sử khi khoản cho vay đó bị mất khả năng thu hồi nợ thì nó không ảnh hưởng quá lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Dự phòng bao gồm có dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng dư nợ tín dụng từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005.

Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quyết định trên. Dự phòng cụ thể các khoản nợ được phân thành 5 nhóm và tùy theo từng nhóm nợ tỉ lệ dự phòng quy định là khác nhau. Bảng 2.11: Tỉ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Nhóm nợ Tỷ lệ dự phòng (%) Ngân hàng Shinhan Việt Nam Quy định của NHNN Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc

Cá nhân Doanh nghiệp

Nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) 0 0 1 0.85

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) 5 5 10 7

Nhóm 3 (Dưới tiêu chuẩn) 20 20 20 20

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 50 50 55 50

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 100 100 100 100

56

SHBV hiện nay đã tuân thủ đúng các quy định về trích nộp dự phòng của NHNN.

* Kiểm soát nội bộ

SHBV-HN hiện có một bộ phận kiểm soát nội bộ có chức năng kiểm tra lại tất cả các hoạt động của chi nhánh nhằm bảo đảm các nghiệp vụ ngân hàng tuân thủ tốt các quy định của các cơ quan có thầm quyền như Chính phủ, NHNN.. đồng thời tuân thủ các quy định nội bộ của SHBV giảm thiểu các gian lận sai sót có thể gây rui ro hay thiệt hại cho ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay bộ phận này mới chỉ có 1 nhân viên do đó không thể nào kiểm soát hết được nghiệp vụ của tất cả các phòng ban trong đó có cả nghiệp vụ tín dụng vốn đã rất phức tạp.

Hàng năm trước khi kết thúc năm tài chính thì hội sở cũng thành lập một đoàn kiểm tra kiểm soát lại việc thực hiện các nghiệp vụ của các chi nhánh tuy nhiên việc này chỉ thực hiện một năm 1 lần và trong thời gian rất ngắn (vài ngày) nên cũng chưa thực sự có hiệu quả trong việc phát hiện RRTD.

* Quản lý danh mục cho vay

Cơ cấu dư nợ là bài học cổ điển mà hầu hết các ngân hàng đều hiểu tầm quan trọng của nó. Một cơ cấu dư nợ cân đối giữa các ngành nghề, các loại khách hàng khác nhau, các khu vực địa lý khác nhau… sẽ giúp các ngân hàng phân tán rủi ro. Do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn nữa lợi thế của các ngân hàng là khác nhau, tức mỗi ngân hàng có thế mạnh với một lĩnh vực cho vay nhất định, một điều quan trọng khác là vì mục tiêu lợi nhuận nên việc thực hiện cân đối danh mục cho vay là một việc rất khó hoàn thành với ngân hàng.

Như đã nói ở trên trong nghiệp vụ cho vay của SHBV-HN thì khách hàng doanh nghiệp chiếm 95% tổng dư nợ và chủ yếu là các doanh nghiệp

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản xuất, cho vay các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc chiếm tới 90%. Tập trung cho vay vào lĩnh vực nào thì chịu rủi ro phát sinh từ lĩnh vực đó một khi lĩnh vực đó gặp khó khăn thì ngân hàng sẽ thực sự gặp khó khăn rất lớn. Giả sử nền kinh tế Hàn Quốc gặp khó khăn do yếu tố chiến tranh hay thiên tai thì các khách hàng vay của SHBV-HN cũng gặp khó khăn vì hầu hết đều có quan hệ xuất nhập khẩu với Hàn Quốc và như vậy khả năng ngân hàng bị ảnh hưởng là rất lớn.

Nhận thức rõ được điều này SHBV cũng đề cập đến tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 57)