Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 38)

NGÂN HÀNG SHINHAN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Khát quát về ngân hàng Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội.

Ngân hàng Shinhan Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng liên doanh ShinhanVina và Ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam.

- Ngân hàng ShinhanVina được thành lập ngày 4/01/1993 theo giấy phép số 10/NH-GP của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có thời hạn hoạt động trong 20 năm, là ngân hàng liên doanh giữa Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc và Ngân hàng ngoại thương của Việt Nam.

Năm 1993 khi mới thành lập tên giao dịch đầu tiên của ngân hàng là First Vina Bank với vốn điều lệ 20 triệu USD trong đó 10 triệu USD là phần vốn góp của Vietcombank, 8 triệu USD của Korea First Bank và 2 triệu USD là của Daewoo Securities Co., Ltd. Đến tháng 12/1999 tập đoàn Korean Deposit Insurance Corp (KDIC) mua lại 40% cổ phần của Korea First Bank trở thành cổ đông chính thức của First Vina Bank lúc đó. Tuy nhiên vào năm 2000, Chohung Bank đã mua lại cổ phần của KDIC và sau đó thay đổi tên giao dịch chính thức của ngân hàng thành ChohungVina (năm 2001). Đến tháng 11/2001, Chohung Bank tiếp tục mua lại 10% cổ phần từ Daewoo Securities Co., Ltd để sở hữu 50% vốn điều lệ của Chohung Vina Bank. Năm 2006, ngân hàng Chohung bán lại toàn bộ cổ phần cho tập đoàn tài chính Shinhan của Hàn Quốc và đổi tên của ngân hàng thành Ngân hàng liên doanh ShinhanVina.

31

- Ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam được thành lập năm 1993 dưới hình thức là Văn phòng đại diện. Hai năm sau, Văn phòng đại diện của Ngân hàng Shinhan được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Shinhan tại Việt Nam. Đến tháng 12 năm 2008, Chi nhánh Ngân hàng Shinhan tại Việt Nam được cấp phép chuyển đổi thành Ngân hàng có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày 28 tháng 11 năm 2011, với việc sát nhập Ngân hàng liên doanh ShinhanVina và Ngân hàng Shinhan (100% vốn Hàn Quốc) tại Việt Nam, pháp nhân mới Ngân hàng Shinhan Việt Nam (SHBV) được thành lập, dánh dấu một chặng đường dài gắn bó của tập đoàn tài chính Shinhan tại Việt Nam. Sau 19 năm phát triển SHBV đã gặt hái được những kết quả rất ấn tượng. Tổng tài sản của ngân hàng đạt 4.305,84 tỷ VNĐ năm 2009, 5.831,06 tỷ VNĐ năm 2010 và 8.765 tỷ VNĐ năm 2011, vốn điều lệ đạt 1.345,58 tỷ VNĐ năm 2009, tăng lên 1.893,2 tỷ VNĐ năm 2010 và 3.500 tỷ VNĐ năm 2011. Thị phần chính của SHBV là hướng tới các đối tượng là khách hàng cá nhân và tổ chức Hàn Quốc đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ đối tác với Hàn Quốc. Như chúng ta đã biết hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển thì số lượng các cá nhân và tổ chức Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam càng tăng lên và quy mô hoạt động ngày càng lớn mạnh và đa dạng. Hàn Quốc hiện nay là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn nhất, vì thế nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng tài chính cũng tăng theo. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của SHBV.

Do Ngân hàng Shinhan Việt Nam được kế thừa và phát triển trên nền móng của Ngân hàng liên doanh ShinhanVina do vậy trong luận văn này các dữ liệu được sử dụng là dữ liệu của Ngân hàng liên doanh ShinhanVina.

32

thành lập năm 1994 có trụ sở tại tòa nhà Daeha – 360 Kim Mã – Hà Nội. Tính đến cuối năm 2011 tổng tài sản của SHBV-HN đạt 2.082,21 tỷ VNĐ, số lượng nhân viên là 40 người trong đó có giám đốc chi nhánh là người Hàn Quốc còn lại là người Việt Nam. SHBV-HN thực hiện cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng không chỉ ở Hà Nội mà còn ở cả các tỉnh thành phố lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc… những nơi có nhiều khu công nghiệp với rất nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp Hàn Quốc, ngoài ra còn có các tổ chức phi Chính phủ, các đại sứ quán của các nước, các cá nhân Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… sang Việt Nam lao động, học tập, du lịch.

Cơ cấu tổ chức của SHBV-HN gồm có 7 phòng ban quản lý và chuyên môn dưới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHBV-HN

(Nguồn: Quy định nội bộ của Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 38)