Hoàn thiện cơ cấu bộ máy cấp tín dụng và quản trị RRTD

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 71)

7. Khả năng bù đắp RRTD = DPRRTD

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy cấp tín dụng và quản trị RRTD

* Hiện nay phòng tín dụng của SHBV-HN chỉ có một trưởng phòng, một phó phòng và năm nhân viên, các nhân vân này kiêm tất cả các công việc trong một quy trình tín dụng đầy đủ từ khi nhận được nhu cầu xin vay của khách hàng, thu thập thông tin cần thiết, phân tích thẩm định và lập báo cáo tín dụng, thực hiện các thủ tục liên quan đến xét duyệt tín dụng sau đó là giải ngân, thu lãi và kiểm tra sau cho vay, tất toán hợp đồng tín dụng. Điều này

64

tiềm ẩn rủi ro liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Do đó cùng với mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh và căn cứ vào tốc độ tăng trưởng tín dụng những năm gần đây (khoảng 30%) thì SHBV-HN và tất cả các chi nhánh của SHBV nên thành lập bộ phận quản trị RRTD riêng biệt và thực hiện chuyên môn hóa trong tổ chức công việc của phòng tín dụng, tách bạch giữa các chức năng quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng, xét duyệt tín dụng và quản lý nợ. Đây cũng là một bước tiến gần hơn đến những chuẩn mực quốc tế trong công tác quản trị RRTD.

Theo đó phòng tín dụng của SHBV-HN sẽ bao gồm 3 bộ phận.

Thứ nhất: Bộ phận quan hệ khách hàng.

Thực hiện chức năng bán hàng là đầu mối dịch vụ một cửa giới thiệu tiếp thị và tiếp nhận yêu cầu vay vốn của tất cả các khách hàng, là nơi khởi tạo tín dụng và đề xuất ý kiến về thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

Như vậy bộ phận này sẽ là bộ phận trực tiếp liên hệ với khách hàng, thu thập mọi thông tin cần thiết và rà soát kiểm tra các điều kiện cơ bản xem khách hàng có đáp ứng yêu cầu quy định về cho vay của ngân hàng Nhà nước và chính sách tín dụng của SHBV hay không, tiến hành thẩm định lần thứ nhất để đề xuất ý kiến về việc thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng đó hay không.

Thứ hai: Bộ phận quản lý RRTD: Thực hiện chức năng thẩm định chuyên sâu, độc lập (tái thẩm định) và phản biện tín dụng để đưa ra ý kiến chuyên môn thuyết phục nhất về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, đề xuất giới hạn tín dụng và thời hạn cho vay với khách hàng. Đồng thời qua phân tích định tính và định lượng để xác định các rủi ro có thể xảy ra.

Đây cũng là bộ phận thực hiện các công việc liên quan đến quản trị RRTD ở chi nhánh, tổ chức và giám sát việc tuân thủ chính sách quản trị rủi ro chung của ngân hàng, nghiên cứu đề xuất những ý kiến nhằm đưa ra những biện pháp, kế hoạch để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

65

nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu lãi, thu nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, theo dõi nợ và thực hiện chức năng giám sát kiểm tra sau cho vay.

Tuy nhiên sau khi ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện giải ngân thì không có nghĩa là nhiệm vụ của bộ phận quan hệ khách hàng và quản trị RRTD đã kết thúc mà việc thu thập thông tin định kỳ và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng đó vẫn tiếp tục là nhiệm vụ của cả ba bộ phận nhằm tiên lượng những rủi ro mới sẽ phát sinh.

* Một vấn đề rất nghiêm trọng hiện nay của ngân hàng Shinhan Việt Nam (bao gồm cả hội sở chính và các chi nhánh) là hiện nay chưa thiết lập hệ thống quản trị rủi ro. Cho đến nay nhiệm vụ này vẫn được các phòng ban làm nghiệp vụ chuyên môn thực hiện luôn mà chưa có sự chuyên môn hóa nên rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Do đó đề xuất công tác quản trị rủi ro trong cả hệ thống được tổ chức theo chiều dọc như sau:

Hình 3.1. Hệ thống tổ chức quản trị rủi ro của SHBV

(Nguồn: Quy định nội bộ Ngân hàng Shinhan Việt Nam)

Ban Giám đốc

Ban quản trị rủi ro

Ban quản trị RRTD Ban quản trị rủi ro thị trƣờng

Ban quản trị rủi ro hoạt động

Bộ phận quản trị RRTD ở các chi nhánh

66

- Ban quản trị rủi ro bao gồm: Tổng giám đốc, trưởng bộ phận quản trị RRTD, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Chức năng chính là đề xuất chiến lược và chính sách quản trị rủi ro trong cả hệ thống ngân hàng.

- Ban quản trị RRTD: Bao gồm Tổng giám đốc, trưởng phòng tín dụng trưởng phòng nguồn vốn và kế toán trưởng (tại hội sở chính).

- Bộ phận quản trị RRTD được thành lập ở tất cả các chi nhánh là một bộ phận của phòng tín dụng chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ quản trị:

Triển khai thực hiện công tác quản trị RRTD theo kế hoạch của ban quản trị RRTD của SHBV. Cụ thể:

+ Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo giám sát tín dụng doanh nghiệp và cá nhân.

+ Tính toán các chỉ tiêu xác định hiệu quả quản trị RRTD.

+ Nhận xét, đánh giá về tình hình RRTD của danh mục tín dụng toàn chi nhánh về đề xuất các ý kiến tham mưu phù hợp. Giám sát chất lượng danh mục tín dụng theo nhiều tiêu chí khác nhau.

+ Kiểm soát việc thực thi chính sách quản trị rủi ro đối cới các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp và cá nhân.

+ Tham gia xây dựng hệ thống xếp loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

+ Tổ chức thu thập và lưu trữ thông tin xếp loại khách hàng, định kỳ đánh giá tính hiệu quả của hệ thống này.

+ Chịu trách nhiệm nghiên cứu các kỹ thuật quản lý danh mục và đặt hạn mức cho các khoản mục khác nhau: Ngành nghề, địa lý…

+ Xem xét và theo dõi thường xuyên danh mục tài sản đảm bảo của toàn hệ thống.

67

+ Nghiên cứu và ban hành quy chế giám sát, chính sách về các tiêu chí phân loại chất lượng các khoản vay trên toàn hệ thống theo các kỹ thuật định lượng và định tính.

+ Thực hiện phân loại khoản vay hàng tháng và các báo cáo định kỳ về phân loại khoản vay.

Nhiệm vụ chuyên môn:

Tái thẩm định tín dụng chuyên sâu với từng khách hàng vay để đưa ra ý kiến chuyên môn độc lập, phản biện tín dụng với các báo cáo thẩm định của bộ phận quan hệ khách hàng để đề xuất ý kiến về khoản vay hoặc hạn mức tín dụng phù hợp với rủi ro của khách hàng đó.

* Về thẩm quyền phán quyết: Phân cấp phân quyền là một yêu cầu trong công tác quản lý và đây cũng là một nghệ thuật bởi nếu có sự bất hợp lý trong phân cấp phân quyền thì hoặc là dẫn đến sự thụ động ỷ lại hoặc là quá trớn không kiểm soát được của các chi nhánh. Thẩm quyền phán quyết nên được cập nhật xem xét lại sau một vài năm tùy theo tình hình kinh tế hiện tại và tùy theo năng lực của chi nhánh, chất lượng của khách hàng, môi trường kinh doanh và khả năng phát triển của chi nhánh. SHBV-HN đã áp dụng quy định về thẩm quyền cấp giới hạn tín dụng từ năm 2006 đến nay và chưa có sự điều chỉnh trong nhiều năm, thiết nghĩ SHBV-HN nên có sự cập nhật và quy định lại theo hướng tăng tính tự chủ cho các chi nhánh sau khi cơ cấu tổ chức lại quy trình tín dụng và hệ thống quản trị rủi ro theo đề xuất trên.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)