Thực trạng về hoạt động tín dụng tại SHBV-HN

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 51)

- Phân tích theo nghiệp vụ: Nghiệp vụ tín dụng mà SHBV-HN thực hiện chủ yếu hiện nay là cho vay, bảo lãnh và chiết khấu. Tình hình hoạt động tín dụng cụ thể như sau:

38

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay SHBV-HN trong những năm gần đây

Đơn vị: triệu VNĐ

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh

Dư nợ cuối kỳ 473.743 660.588 909.077 1.023.048 39,44% 37,62% 12,54%

Dư nợ bình quân 492.078 637.067 864.170 1.017.265 29,46% 35,65% 17,72%

Lãi vay thu được 35.669 38.609 58.197 67.227 8,24% 50,73% 15,52%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Năm 2009 và 2010 SHBV-HN đã có bước đột phá trong việc thực hiện tăng trưởng dư nợ tín dụng theo đó tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước của chỉ tiêu dư nợ bình quân năm 2009 và 2010 lần lượt là 29,46% và 35,65% . Ấn tượng hơn là con số lãi vay thu được trong năm 2010, đạt 58.19 tỷ đồng, tăng đột biến 50,73% so với năm 2009. Sở dĩ SHBV-HN thu được khoản lãi vay lớn bất thường vì trong năm 2010, ngân hàng huy động được một lượng lớn tiền gửi với chi phí cực rẻ từ các khoản tiền góp vốn đầu tư xây dựng các dự án: Lotte, Keangnam, Habico … và những khoản huy động này đều được sử dụng hiệu quả thông qua nghiệp vụ cho vay, đặc biệt là cho vay bằng đồng Việt Nam với lãi suất khá cao.

Bảng 2.6: Nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ chiết khấu của SHBV-HN trong những năm gần đây

Đơn vị: triệu VNĐ

Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh

Dư nợ nghiệp

vụ bảo lãnh 131.975 211.513 100.548 127.210 60,27% -52,46% 26,52% Phí bảo lãnh 1.818 1.891 682 818 4,02% -63,93% 19,90%

Dư nợ nghiệp

vụ chiết khấu 11.052 12.469 25.501 31.422 12,82% 104,52% 23,22%

Lãi chiết khấu 509 533 647 791 4,72% 21,39% 22,21%

39

Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và nghiệp vụ chiết khấu cũng đóng góp tỷ lệ đáng kể trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Nhìn chung dư nợ tín dụng của hai nghiệp vụ này tăng trưởng qua các năm (ngoại trừ nghiệp vụ bảo lãnh năm 2010, dư nợ bảo lãnh giảm mạnh so với năm trước đó, nguyên nhân vì có một nhóm khác hàng chuyển qua sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng khác, hoặc của chính công ty mẹ tại Hàn Quốc).

- Phân tích theo cơ cấu dư nợ:

Bảng 2.7: Dư nợ phân theo ngành của SHBV-HN

Đơn vị: triệu VNĐ Dƣ nợ theo ngành Năm 2008 Tỉ lệ 2008 Năm 2009 Tỉ lệ 2009 Năm 2010 Tỉ lệ 2010 Năm 2011 Tỉ lệ 2011

Sản xuất kinh doanh 421.631 89,00% 568.105 86,00% 821.805 90,40% 915.865 89,52%

Xây dựng 37.899 8,00% 66.059 10,00% 54.545 6,00% 75.679 7,40%

Dịch vụ 11.844 2,50% 19.818 3,00% 23.636 2,60% 23.129 2,26%

Ngành khác 2.369 0,50% 6.606 1,00% 9.091 1,00% 8.375 0,82%

Tổng 473.743 100,00% 660.588 100,00% 909.077 100,00% 1.023.048 100,00%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Như vậy trong cơ cấu cho vay của SHBV-HN thì cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chiếm tới gần 90%, không có loại hình cho vay đầu tư bất động sản hay đầu tư chứng khoán, một loại hình tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro liên quan đến sự biến đổi của thị trường và các chính sách vĩ mô. Trong tổng dư nợ thì cho vay với các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc chiếm tới 90%. Có thể thấy danh mục cho vay như SHBV-HN hiện nay là chưa được cân đối hài hòa, nhưng đó cũng là đặc điểm chung của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam vì các khách hàng Hàn Quốc cả cá nhân và tổ chức thì có xu hướng tin tưởng và ưa thích dùng dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ tín dụng của các ngân hàng Hàn Quốc.

40

Với các ngân hàng Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Nga… ở Việt Nam thì thực trạng cũng tương tự. Đây là một lợi thế cho SHBV-HN vì đó là thị phần truyền thống và có cơ hội mở rộng trong tương lai khi mà việc hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã có 4 ngân hàng của Hàn Quốc (Wooribank, KEB, IBK và Shinhan Việt Nam đều là các ngân hàng 100% vốn Hàn Quốc hoặc Chi nhánh của ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam) cùng cạnh tranh để thu hút đối tượng khách hàng truyền thống này, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng cổ phần trong nước hay các ngân hàng nước ngoài khác như HSBC, A&Z và Citi bank... vì thế việc điều chỉnh lại danh mục cho vay sao cho cân đối hài hòa với phương hướng phát triển trong tương lai là rất cần thiết, điều này còn có ý nghĩa phân tán rủi ro cho ngân hàng.

- Phân tích theo thời hạn cho vay:

Bảng 2.8: Dự nợ SHBV-HN theo thời hạn cho vay

Đơn vị: triệu VNĐ

Dƣ nợ theo thời hạn

cho vay Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ ngắn hạn 403.774 482.583 495.064 596.437

Nợ trung, dài hạn 69.969 178.005 414.013 426.611

Tổng 473.743 660.588 909.077 1.023.048

41

Hình 2.3. Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn cho vay

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Như vậy dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần từ 85,23% năm 2008 xuống 73,05% năm 2009 xuống còn 54,4% năm 2010 và tăng nhẹ lên 58,30% năm 2011.

Về lý thuyết thì những món vay càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro, do đó các ngân hàng luôn có xu hướng điều chỉnh tăng tỉ trọng nợ ngắn hạn để mau thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh đặt biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh và nhiều biến động như hiện nay. Tuy nhiên do đặc thù của SHBV-HN là các khách hàng vay chủ yếu là các công ty lớn có vốn đầu tư Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và thi công (các nhà thầu) nên nhu cầu vay vốn trung dài hạn tài trợ tài sản cố định và đầu tư dự án trong những năm gần đây tăng dần và nhu cầu về hạn mức tín dụng lớn hơn do đó dư nợ dài hạn có xu hướng tăng lên. Tỉ lệ vốn cho vay ngắn hạn hiện nay là khoảng 60% và cho vay dài hạn 40% được coi là khá cân đối

42

- Phân tích theo tài sản bảo đảm:

Hình 2.4. Tỷ trọng dư nợ SHBV-HN theo tài sản bảo đảm

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kiểm soát nội bộ)

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách là tăng dần tỷ trọng tài sản đảm bảo trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng Shinhan Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, tỷ lệ cho vay được đảm bảo bằng tài sản ngày càng tăng, từ 82,10%/tổng dư nợ năm 2008 lên 86,84% năm 2011. Trước thực trạng diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới ngày càng biến động, cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, cho vay có bảo đảm bằng tài sản là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng. SHBV- HN đã làm khá tốt việc tăng dư nợ có tái sản bảo đảm trong giai đoạn 2008- 2011.

43

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam - chi nhánh Hà Nội (Trang 45 - 51)