* Trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp Việt Nam còn tương đối thấp
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Chƣơng trình phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) thì những ngành công nghệ cao bao gồm những ngành sản xuất thiết bị máy móc, thiết bị điện, điện tử, thiết bị chính xác, sản xuất các phƣơng tiện vận tải; các ngành có công nghệ trung bình bao gồm các ngành sản xuất than cục, tinh chế dầu mỏ, sản xuất hóa chất, cao su, plastic, các sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại (trừ máy móc thiết bị); các ngành công nghệ thấp bao gồm những ngành công nghiệp còn lại.
Tỷ trọng số doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam chỉ bằng một phần năm tổng số doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam và thấp nhất trong 6 nƣớc của khu vực có số liệu so sánh. Nếu tính theo giá trị tăng thêm, thì tỷ trọng nhóm ngành công nghệ cao của nƣớc ta còn thấp hơn nữa, vì phần lớn những ngành công nghệ cao của Việt Nam chủ yếu là sản xuất lắp ráp - những ngành tuy có giá trị sản xuất lớn nhƣng lại có giá trị tăng thêm ít - nhƣ
tivi lắp ráp, ô tô lắp ráp, xe máy lắp ráp... Các ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin rất nhỏ bé và phần lớn là sử dụng kỹ thuật công nghệ lạc hậu. Các ngành sản xuất tƣ liệu sản xuất, nhất là ngành sản xuất thiết bị máy móc phát triển chậm, phần lớn vẫn dừng lại ở việc sản xuất những máy móc thông thƣờng và phụ tùng thông thƣờng, tỷ trọng chiếm trong toàn ngành công nghiệp lâu nay chỉ xoay quanh con số từ 1,5-1,6% và chƣa có dấu hiệu tăng lên.
Tỷ trọng doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam thấp, trong khi tỷ trọng thuộc nhóm ngành công nghệ thấp lại rất cao.
Do trình độ công nghệ của công nghiệp thấp, nên năng suất lao động thấp, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu nhiều, giá thành cao, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh yếu. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ chi phí trung gian của ngành công nghiệp liên tục thấp hơn tốc độ tăng của giá trị sản xuất, ảnh hƣởng đến chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế. Cũng chính vì thế mà nhập siêu trong thời gian qua liên tục gia tăng về kim ngạch tuyệt đối và tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu đã vƣợt quá mức an toàn.
* Quản lý Nhà nước cũng còn thiếu đồng bộ
Hàng loạt khu công nghiệp mọc ra nhƣng do thiếu vốn, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật giẫm chân tại chỗ, thiếu đồng bộ nên không hấp dẫn đƣợc nhà đầu tƣ.
Các công ty kinh doanh hạ tầng, do áp lực thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận, đã tìm mọi cách lôi kéo càng nhiều dự án đầu tƣ càng tốt, không quan tâm đến qui mô, ngành nghề, hiệu quả sử dụng đất, trình độ công nghệ của dự án... dẫn đến dự án “treo” gây lãng phí tài nguyên và ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế.
Nhìn chung, do chúng ta chƣa có chiến lƣợc cụ thể về phát triển lên kinh tế tri thức, nền trong việc đầu tƣ, phát triển, quản lý các khu công nghệ cao chƣa có một sự nhất quán. Mọi thứ đang ở trong trạng thái nghĩ đến đâu, làm đến đó nền chƣa có đƣợc sự phát triển đồng bộ. Cơ chế quản lý còn nhiều thủ tục hành chính rƣờm rà. Chính sách quản lý và điều hành chƣa thực sự phự hợp với thực tế...
Về giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Mức độ biết đọc biết viết tƣơng đối cao, nhƣng hệ thống giáo dục còn lạc hậu. Phƣơng pháp giảng dạy chƣa đƣợc đổi mới theo kịp yêu cầu của xã hội. Lực lƣợng lao động Việt Nam đƣợc đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kỹ thuật và công nghệ đƣợc chuyển giao, tuy nhiên những yếu kém thể hiện rất rõ trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất mang tính chuyên nghiệp. Đó là sự dồi dào về số lƣợng lao động nhƣng lại thiếu trầm trọng lực lƣợng lao động có chất lƣợng và đội ngũ “công nhân tri thức” - yếu tố quan trọng tạo nên kinh tế tri thức.
* Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển gắn với kinh tế tri thức
Về phía các doanh nghiệp cũng có nhiều hạn chế, trong đó vấn đề lớn nhất là sự nhận thức đúng về xu thế phát triển của nhân loại, hội nhập quốc tế và cần phải chuẩn bị gì cho sự hội nhập đó.
Về cơ bản, các doanh nghiệp Việt Nam mới đang ở trạng thái xây dựng chiến lƣợc và mục tiêu là trong giai đoạn trƣớc mắt họ làm cái gì để tồn tại và có lợi nhuận. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bị tƣ duy quản lý doanh nghiệp theo kiểu “kế toán chi phí” đè nặng. Đấy là cách quản lý của những năm 50 thế kỷ trƣớc, mà hiện nay ở các nƣớc phát triển đã bỏ từ lâu. Với cách quản lý này, các doanh nghiệp luôn chú trọng cắt giảm chi phí mà nhiều khi không xét đến hiệu quả, hiệu ứng trong tƣơng lai. Các doanh nghiệp có thể cắt giảm các chi phí đầu tƣ nghiên cứu, cải tiến công nghệ để nhằm mục đích tăng lợi nhuận hiện tại. Chính điều này sẽ làm cho doanh nghiệp lạc hậu về công nghệ trong tƣơng lai, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong thời gian dài.
Trong các ngành công nghệ cao của Việt Nam, có thể nói công nghệ thông tin và viễn thông là hai ngành phát triển mạnh nhất. có nhiều điểm đã bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Song đó cũng chỉ là một vài điểm sáng trong một bức tranh còn nhiều khoảng tối. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng nƣớc ngoài. Để có thể thành một quốc gia chuyên làm thuê phần mềm nhƣ Ấn Độ, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm.
Nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với triển vọng gia nhập WTO và chƣa có sự chuẩn bị kỹ càng. Khi cả thể giới phát triển theo hƣớng kinh tế tri thức, nếu các doanh nghiệp chúng ta không đi theo hƣớng này thì thực sự việc gia nhập WTO không có ý nghĩa gì cả. Chúng ta sẽ bị cuốn theo dòng chảy của lịch sử.
Nguyên nhân của các hạn chế
Có thể nói, để có đƣợc những thành tựu nhƣ ngày hôm nay của hai ngành công nghệ thông tin và viễn thông, Đảng, Nhà nƣớc và các doanh nghiệp Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều. Trƣớc hết, về mặt cơ chế chính sách đã có rất nhiều ƣu đãi của Nhà nƣớc nhằm mục tiêu thúc đẩy các doanh nghiệp trong hai ngành này phát triển. Ngƣợc lại, về phía doanh nghiệp cũng có một số đã tận dụng thành công những ƣu đãi này để trở thành những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, và cũng bƣớc đầu đƣợc các đối tác nƣớc ngoài ghi nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc đó vẫn còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu đƣợc tập trung vào một số điểm sau:
Một là, trình độ công nghệ cao và công nghiệp công nghệ cao của nƣớc ta
vẫn tụt hậu với khoảng cách khá xa so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nếu không có giải pháp mạnh, hữu hiệu thì có nguy cơ tụt hậu xa hơn.
Hai là, công nghệ cao chƣa là khâu đột phá, chƣa tạo đƣợc những công
nghệ đặc thù mang thƣơng hiệu Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu phần lớn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm, rất ít đƣợc triển khai trên thực tế.
Ba là, rất chậm trong tổ chức thực hiện những chủ trƣơng đã có. Có thể nêu
ra nhiều ví dụ về sự chậm chạp này nhƣ việc triển khai xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghệ cao TP HCM; đổi mới cơ chế chính sách... một khối lƣợng khá lớn các công việc đƣợc kết luận tại Hội nghị Trung ƣơng 6 (khoá IX) chƣa hoàn thành.
Bốn là, quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ nói chung, về công
nghệ cao nói riêng nói riêng chƣa thoát khỏi cơ chế bao cấp để thích ứng với cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý, chính sách phát triển
chậm đổi mới, chƣa gắn kết kinh tế với khoa học và công nghệ để kích cầu cho sự phát triển công nghệ cao.
Năm là, nguồn lực cho sự phát triển công nghệ cao còn quá hạn hẹp. Chúng
ta còn thiếu nhiều cán bộ có trình độ công nghệ cao, đặc biệt là thiếu tri thức trong việc chuyển từ kiến thức thành công nghệ, từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thành quy trình sản xuất công nghiệp công nghệ cao.