Phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 85)

Công nghệ cao là những ngành dựa vào những thành tựu khoa học mới nhất với hàm lƣợng tri thức và hàm lƣợng khoa học sáng tạo cao nhất. Các ngành công nghiệp công nghệ cao ở các nƣớc phát triển tuy mới chiếm khoảng 10% GDP nhƣng đang phát triển rất nhanh và là mục tiêu của cuộc chạy đua ráo riết giữa các quốc gia. Công nghiệp công nghệ cao hiện nay chủ yếu là thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lƣợng mới, vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ biển, công nghệ sạch, công nghệ quản lý... Các nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xinhgapo... đang rất tích cực và tiến rất nhanh trong lĩnh vực này. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần phải nắm bắt những công nghệ mới nhất là trên các công nghệ trụ cột chính.

Công nghệ sinh học: Trên các lĩnh vực công nghệ tế bào, công nghệ gen,

công nghệ lên men vi sinh vật, công nghệ nuôi cấy mô tế bào động vật... trong đó kỹ thuật mấu chốt quyết định sự ra đời công nghệ sinh học hiện đại là kỹ thuật ADN tái tổ hợp và công nghệ gen. Các công nghệ này đã cho phép con ngƣời tạo ra đƣợc các loại "thần dƣợc" chữa trị các bệnh hiểm nghèo, kéo dài tuổi thọ, tạo đƣợc các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao theo ý muốn con ngƣời.

Công nghệ vật liệu: Việt liệu mới xuất hiện nhƣ vật liệu sợi quang, vật liệu

siêu dẫn, vật liệu tổng hợp sinh học... ngoài ra còn bao gồm các vật liệu đã có từ trƣớc nhƣng trong quá trình chế biến đã đƣợc áp dụng những nguyên lý khoa học

mới, những phƣơng pháp công nghệ mới nên đã có những tính năng mới nhiều ƣu điểm hơn hẳn trƣớc.

Công nghệ năng lượng: Nhƣ năng lƣợng mặt trời, năng lƣợng nguyên tử,

năng lƣợng sinh học mới. Đến những năm tới các dạng năng lƣợng hạt nhân, mặt trời sinh học, địa nhiệt, thuỷ triều, và năng lƣợng gió sẽ vƣợt quá năng lƣợng truyền thống nhƣ dầu mỏ, than, khí tự nhiên và thuỷ lực. Khi đó, vai trò của nguồn năng lƣợng truyền thống đối với sức mạnh của một quốc gia sẽ giảm bớt, nguồn năng năng lƣợng mới sẽ trở nên ngày càng quan trọng.

Công nghệ thông tin: Đƣợc coi là thành tựu lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ gần đây, công nghệ thông tin có tác động to lớn và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội nó thu nhỏ thế giới, xóa nhòa các khoảng cách về thời gian và không gian, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế tri thức.

Công nghệ thông tin là hệ thống các tri thức và phƣơng pháp khoa học, các kỹ thuật, công cụ và phƣơng tiện hiện đại, các giải pháp công nghệ... đƣợc sử dụng để thu nhập, lƣu trữ, sản xuất, sử lý, xuất bản, phát hành truyền thông thông tin nhằm giúp con ngƣời nhận thức, tổ chức khai thác, và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời.

Thông tin và tri thức là cơ sở cho việc ra quyết định và hành động. Chất lƣợng của các quyết định, hiệu quả của các hành động phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng của thông tin. Sử dụng nhiều thông tin và tri thức trong quá trình thực hiện công việc sẽ đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả tốt hơn. Nếu toàn dân đƣợc truy cập vào thông tin ngày càng nhiều hơn với tri thức ngày càng cao hơn thì chất lƣợng cuộc sống sẽ đƣợc nâng lên và tốt đẹp hơn. Chính vì ý nghĩa của thông tin to lớn nhƣ vậy nên cách mạng thông tin, công nghệ thông tin là nội dung, động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội từng tiến tới đƣa đất nƣớc tiến tới kinh tế tri thức.

Để phát triển ngành công nghệ thông tin, cũng nhƣ các ngành công nghệ cao khác, cần phải có một số biện pháp nhƣ:

- Hỗ trợ sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong nƣớc, cũng nhƣ giữa họ với các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài thông qua việc mở rộng các chƣơng trình hợp tác song phƣơng và các hệ thống nghiên cứu dựa trên công nghệ thông tin.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập một số trung tâm thực nghiệm để hỗ trợ cho những doanh nghiệp có cơ sở công nghệ mới.

- Xây dựng các khu công nghệ cao là tổ hợp công nghiệp - khoa học, công nghệ. Nó bao gồm các trung tâm nghiên cứu - chuyển giao và các doanh nghiệp khoa học. Khu công nghệ cao cũng là một hình thái thể chế kinh tế mới, một sản phẩm riêng của thời đại khoa học công nghệ cao. Từ các khu công nghệ cao sẽ là cầu nối chủ yếu gắn khoa học và công nghệ tiên tiến với sản xuất, từ thử nghiệm đến triển khai đại trà.

- Đẩy mạnh công cuộc đào tạo cán bộ khoa học và cán bộ công nghệ thông tin, nâng cao chất lƣợng đào tạo để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế.

- Phát triển mạng viễn thông, với tốc độ cao, giá rẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 85)