Tiêu chí nhận biết trình độ kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

Việc đo lƣờng, đánh giá năng lực của một nền KTTT, hay mức độ phát triển kinh tế tri thức đang đƣợc nghiên cứu và tranh luận. Cái khó ở đây là tính toán vốn tri thức cùng lúc với các vốn cố định đã quen thuộc. Tri thức là nguồn lực chủ yếu của KTTT, thế nhƣng tri thức lại rất khó định lƣợng và định giá. Hiện thời trên thế giới mới chỉ có những chỉ số rất gián tiếp và cục bộ về sự tăng trƣởng cơ sở tri thức. Ngoài ra, đối với các nền kinh tế đó là KTTT và các nền kinh tế có tiềm năng để trở thành KTTT cũng còn có các chỉ số đánh giá khác nhau. Tuy vậy, các tổ chức quốc tế cũng đã đề xuất và sử dụng một số chỉ tiêu và phƣơng pháp để đánh giá năng lực và so sánh mức độ phát triển nền KTTT.

OECD đề xuất cần đo lƣờng bốn yếu tố sau: 1/ đầu vào của tri thức (sản xuất tri thức) gồm chi phí cho nghiên cứu - triển khai, sử dụng cán bộ khoa học công nghệ, số lƣợng bằng sáng chế....; 2/ đầu ra của tri thức (sử dụng tri thức), đó là giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp dựa vào công nghệ cao, số việc làm cần kỹ năng cao và đƣợc thu nhập cao; 3/ mạng tri thức (phân phối, quảng bá tri

thức) bao gồm đánh giá về hệ thống đổi mới quốc gia (gắn kết nghiên cứu với sản xuất kinh doanh), hệ thống thông tin, truyền thông....; 4/ tri thức và học tập, gồm các chỉ số về trình độ học vấn, về đào tạo nghề, đặc biệt là về vừa làm vừa học, học tập suốt đời, phát triển nghề liên tục...

APEC đƣa ra 25 chỉ số bao trùm các nhóm vấn đề nhân lực và giáo dục, khoa học công nghệ và hệ thống đổi mới, công nghệ thông tin, môi trƣờng kinh doanh và cải cách thể chế; trong đó hai chỉ số quan trọng nhất là tỷ lệ công nhân tri thức trong tổng lực lƣợng lao động và tỷ lệ kinh tế tri thức trong tổng GDP. Về tỷ lệ tri thức trong GDP vẫn chƣa có cách xác định cụ thể, nên APEC vẫn dùng qui ƣớc của OECD là các ngành công nghiệp chế tác dựa vào công nghệ cao và công nghệ cao đƣợc xem là các ngành kinh tế dựa vào tri thức. Còn công nhân tri thức thì có thể bao gồm những ngƣời quản lý và cán bộ cấp cao của Chính phủ, các chuyên viên cấp cao và chuyên viên chính, công nhân kỹ thuật cao, theo phân loại của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Thực ra thì cách sắp xếp nhƣ trên không phản ánh đƣợc năng lực thực sự của một nền KTTT, nhƣng lại dễ sử dụng trong thực tế nhờ vào các hệ thống thống kê hiện có.

Ngân hàng Thế giới đã đƣa ra hệ thống 64 chỉ tiêu tập hợp theo bốn nhóm: 1/ môi trƣờng kinh doanh, 2/ khoa học và công nghệ, 3/ giáo dục và đào tạo, 4/ công nghệ thông tin và truyền thông. Mỗi nhóm có 16 chỉ tiêu. Để tiện dụng hơn có thể rút gọn còn 14 chỉ tiêu: mỗi nhóm 3 chỉ tiêu và thêm hai chỉ tiêu cơ bản là tốc độ tăng trƣởng GDP và chỉ số phát triển con ngƣời (HDI). Đối với mỗi chỉ tiêu, mức độ phát triển đƣợc đánh giá bằng thang điểm từ 0 đến 10. Mức độ phát triển KTTT đƣợc biểu thị bằng đồ thị hình bánh xe. Điểm bình quân của 64 chỉ tiêu đƣợc gọi là chỉ số phát triển kinh tế tri thức (KEI). Với phƣơng pháp đó, Ngân hàng Thế giới đã đánh giá mức độ phát triển KTTT của hơn 120 nền kinh tế.

Cũng nhƣ một số nhà nghiên cứu trong nƣớc có cùng quan điểm cho rằng, một nền kinh tế đƣợc cho là đã phát triển đến trình độ kinh tế tri thức khi đạt đƣợc một số chỉ tiêu nhƣ:

- 70% GDP là từ các ngành sản xuất và dịch vụ ứng dụng công nghệ cao. - 70% trong cơ cấu giá trị gia tăng là do kết quả của lao động trí óc. - 70% lực lƣợng lao động là công nhân trí tuệ.

Theo GS, TS. Ngô Quý Tùng (Trung Quốc), trong cuốn “Kinh tế tri thức - Xu thế mới của thế kỷ XXI”, ông có đƣa ra một hệ thống chi tiết hơn các chỉ tiêu của kinh tế tri thức. Cụ thể:

Bảng 1.1.3. Các chỉ tiêu cùa kinh tế tri thức

CHỈ TIÊU MỨC ĐỘ

Tính quan trọng của nghiên cứu khoa học Cực lớn Kinh phí nghiên cứu khoa học chiếm tổng GNP Trên 3% Tỉ lệ cống hiến của khoa học kỹ thuật đối với sự tăng

trƣởng kinh tế

Trên 80%

Tính quan trọng của giáo dục Cực lớn

Kinh phí giáo dục chiếm tổng GNP 6 - 8%

Bình quân trình độ văn hoá Trung học chuyên

nghiệp Kết cấu công nghệ

Công nghệ thông tin ~15%

Công nghệ sinh học ~10%

Công nghệ vật liệu mới và năng lƣợng tái sinh ~10%

Công nghệ hải dƣơng ~10%

Khoa học kỹ thuật không gian, khoa học kỹ thuật mềm 5% Kết cấu sức lao động

Nông nghiệp Dƣới 10%

Công nghiệp Dƣới 20%

Công nghệ kỹ thuật cao Trên 40%

Tuổi thọ Hơn 70 tuổi

Thời gian rỗi 19 năm

Tỉ lệ tăng dân số Rất thấp

Mức độ đô thị hoá Có xu thế hạ thấp

Tác dụng của phƣơng tiện tuyên truyền Cực lớn

Trình độ tổ chức xã hội Rất phức tạp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mức độ nhất thể hoá kinh tế thế giới Rất cao

Nguồn: Ngô Quý Tùng (2000), Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế

Với một cách hiểu nhƣ vậy về khái niệm “Kinh tế tri thức” sẽ cho phép phân tích sáng tỏ những vấn đề có liên quan về mặt lý luận của kinh tế học chính trị và thực tiễn phát triển kinh tế tri thức ở các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ chủ trƣơng “Từng bƣớc phát triển kinh tế tri thức” ở nƣớc ta theo Văn kiện Đại hội X của Đảng. Khái niệm này cũng cho thấy rằng: Chiến lƣợc phát triển kinh tế ở nƣớc ta cần thiết phải hƣớng tới xây dựng một nền kinh tế phát triển ở trình đội kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)