Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bƣớc phát

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 78)

bước phát triển kinh tế tri thức

Thứ nhất: Thực hiện gắn kết CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức một cách có hiệu quả, sử dụng công nghệ tiên tiến để chuyển nhanh nền sản xuất từ trình độ công nghệ thấp lên trình độ công nghệ cao nhằm phát triển lực lượng sản xuất rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các nước phát triển.

Trong giai đoạn hiện nay cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển nhảy vọt, kinh tế thế giới có những biến động to lớn, theo chiều hƣớng chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, dựa chủ yếu vào trí lực và thông tin, lực lƣợng sản xuất của xã hội loài ngƣời bƣớc lên một thang bậc mới, năng suất lao động tăng vọt chất lƣợng và hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Các nƣớc phát triển đã từng bƣớc tiền dần đến nền kinh tế tri thức hoàn chỉnh, các nƣớc không đủ khả năng bắt kịp sẽ trở nên lạc hậu, bị chèn ép, chịu thua thiệt, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, sự bất công trong xã hội và mâu thuẫn ngày càng nảy sinh nhiều. Nƣớc ta nếu không biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ nâng cao năng lực nội sinh, đổi mới suy nghĩ, cách làm, bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao, thì sự tụt hậu về kinh tế là điều khó tránh khỏi và hệ quả là sẽ không đạt đƣợc mục tiều về con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng ta không thể rập khuôn theo mô hình công nghiệp hóa mà các nƣớc đã đi trƣớc. Cũng không nên hiểu công nghiệp hóa là chủ yếu xây dựng công nghiệp, mà công nghiệp hóa là chuyển từ nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả thấp, dựa vào sản xuất nông nghiệp và lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả cao, theo phƣơng

pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất vì vậy công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa và gắn liền với việc phát triển nền kinh tế tri thức.

Thứ hai: Sử dụng tri thức mới, công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực và lợi thế của đất nước.

Quá trình phát triển CNH không phải là qua trình tăng thêm một cách giản đơn về tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, mà là quá trình xây dựng hình thành một cơ cấu kinh tế mới. Trong quá trình CNH,HĐH sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra theo hƣớng: chuyển từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trong giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế, năng suất lao động tăng làm cho các nhu cầu cơ bản về lƣơng thực và thực phẩm đƣợc đảm bảo, thì việc tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ là điều kiện cần thiết. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra theo hƣớng ƣu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP là xu thế của thời đại, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đƣa ra chỉ tiêu về cơ cấu ngành trong GDP năm 2010 là khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%, công nghiệp và xây dựng 43 - 44%, dịch vụ 40 - 41%. Với sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế tạo điều kiện thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức ở nƣớc ta hiện nay.

Thứ ba: CNH, HĐH rút ngắn tiếp cận kinh tế tri thức thực hiện hội nhập vào tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi toàn cầu hóa kinh tế đang là một xu thế khách quan, các quốc gia không thể thực hiện CNH, HĐH rút ngắn nếu đóng cửa, đứng ngoài, biệt lập với thế giới. Giữa các nƣớc phát triển và kém phát triển không chỉ có khoảng cách về vốn, mà còn có sự cách biệt về KHCN, kiến thức cũng nhƣ trình độ quản lý... Để thu hẹp khoảng cách đó các nƣớc cần hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu từ đó tận dụng đƣợc lợi thế so sánh của đất nƣớc, tham gia

vào thị trƣờng thế giới, tranh thủ vốn đầu tƣ, công nghệ từ bên ngoài để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bền vững. Dựa trên những thành tựu đã đạt đƣợc ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức đƣợc WTO (Tổ chức Thƣơng mại Thế giới) công nhận là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Việt Nam gia nhập WTO đã xuất hiện nhiều thách thức lẫn cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Sau những năm tham gia hội nhập tổ chức này bên cạnh việc phải đối mặt với những thách thức cần vƣợt qua, chúng ta cũng đã chủ động nắm bắt và triển khai đƣợc nhiều cơ hội, nhƣ chỉ tính đến 11 tháng đầu năm 2007 cả nƣớc đã tiếp nhận trên 15 tỷ USD vốn FDI, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trƣớc vƣợt mục tiêu đề ra của cả năm là (13 tỷ), đầu tƣ trong nƣớc cũng tăng nhanh tăng khoảng 20% đƣa tổng đầu tƣ toàn xã hội lên 40% GDP. Đây là cơ sở thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế theo hƣớng tri thức.

3.1.2. Xây dựng tiềm lực tri thức và sử dụng lực lượng lao động tri thức

Khác với các giai đoạn phát triển kinh tế trƣớc đây dựa trên các nguồn lực về vốn, tài nguyên thiên nhiên... kinh tế tri thức dựa trên một nguồn tài nguyên mới - tài nguyên tri thức. Tri thức ngày càng trở thành yếu tố chủ yếu của sản xuất. Đầu tƣ vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trƣởng kinh tế dài hạn. Vai trò của tri thức đƣợc C.Mác làm sáng tỏ trong luận điểm “Tri thức trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp” Mác viết: “Giới tự nhiên không tạo ra cả xe hơi lẫn xe lửa, cả đƣờng sắt lẫn điện tín, hay cá yếu tố nông nghiệp... Mọi cái đó đều là sản phẩm lao động của con ngƣời, là vật chất tự nhiên đã biến đổi thành các khí quan của ý chí con ngƣời làm chủ giới tự nhiên, hay của hoạt động con ngƣời trong giới tự nhiên. Mọi cái đó đều là các khí quan của bộ não ngƣời đƣợc tạo nên bởi bàn tay của chính họ, là sức mạnh đã đƣợc vật chất hóa của tri thức. Sự phát triển của tƣ bản cố định là chỉ số cho thấy rằng, tri thức xã hội phổ biến đã biến thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp đến mức nào” [21, tr.215].

Vì vậy chúng ta phải có một quan điểm mới về nguồn lực chủ yếu của lực lƣợng sản xuất xã hội là xây dựng và phát triển lực lƣợng lao động có trình độ cao thông qua một số yêu cầu sau:

Tỷ trọng lao động cơ bắp giảm xuống còn tỷ trọng lao động trí tuệ tăng lên nhanh chóng và chiếm ƣu thế tuyệt đối trong tổng lao động xã hội. Lao động trí tuệ là lao động qua đào tạo trong đó, công nhân kỹ thuật, kỹ sƣ, các chuyên gia quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế, quản lý xã hội ở mọi cấp, các nhà doanh nghiệp giỏi có trình độ quốc tế, các nhà khoa học... có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiện nay trong các nƣớc OECD, công nhân tri thức chiếm hơn 40% lực lƣợng lao động, đến năm 2010 có thể sẽ tăng đến 80%. ở Mỹ nông dân chỉ chiếm 3% dân số, công nhân áo xanh (những công nhân lao động chân tay trong các nhà máy, hầm mỏ) chỉ còn khoảng 10% và đặc biệt công nhân tri thức đã chiếm tới 85%. Đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ ở Việt nam thì đây là một yêu cầu tƣơng đối cao nhƣng không phải là không thực hiện đƣợc trong những năm tới. Điều quan là phải thực hiện đƣợc chiến lƣợc giáo dục đào tạo với những bƣớc đi đột phá, để phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực của quốc gia mình.

Ngƣời lao động có khả năng thích ứng và tính linh hoạt cao: Yêu cầu ngƣời lao động phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, để có khả năng thích ứng tốt với những công việc phức tạp và luôn thay đổi trong nền kinh tế tri thức vì kinh tế tri thức là nền kinh tế mà ở đó đòi hỏi phải luôn có sự sáng tạo và ứng dụng tri thức vào lĩnh vực sản xuất luôn luôn diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lớn, điều đó đòi hỏi ngƣời lao động phải thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung tri thức nghề nghiệp nếu không sẽ trở nên lạc hậu.

3.1.3. Một số quan điểm cơ bản về phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam Nam

* Quan điểm về phát huy đầy đủ mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế

Đây là quan điểm hàng đầu trong xây dựng thể chế và tổ chức quản lý, cần đƣợc vận dụng một cách sát sao trong điều kiện nƣớc ta.

Thật ra, trong đời sống thực tiễn, kinh tế và chính trị luôn luôn có quan hệ mật thiết với nhau và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì kinh tế và chính trị có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó kinh tế quyết định chính trị và chính trị có tác động ngƣợc lại tới kinh tế. Trong điều kiện nƣớc ta nói chung, mối

quan hệ chính trị với kinh tế là mối quan hệ giữa thể chế, tổ chức Nhà nƣớc pháp quyền do Đảng lãnh đạo với sự phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn. Mức độ vấn đề còn khó khăn hơn ở cả hai vế, xét theo yêu cầu của Đại hội Đảng IX: về chính trị, chúng ta xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN, về kinh tế, chúng ta xây dựng kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, có vận dụng kinh tế tri thức.

* Quan điểm phát huy tương tác tích cực giữa QHSX với LLSX trong vận dụng phát triển kinh tế tri thức

Chúng ta đều hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX, từ đó cần phải tìm mọi cách sao cho QHSX phù hợp một cách tốt nhất với trình độ và tính chất của LLSX. Qua thực tiễn phát triển của LLSX, chúng ta đã có thể dự báo một cách chính xác là LLSX sẽ phát triển lên tới trình độ kinh tế tri thức. Do đó nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là phải xây dựng đƣợc một QHSX phù hợp với LLSX trong bối cảnh hiện tại và có các yếu tố của trình độ kinh tế tri thức để có thể phù hợp trong tƣơng lai.

* Quan điểm kết hợp có hiệu quả cao giữa nội lực với ngoại lực trong vận dụng, phát triển kinh tế tri thức

Để phát triển nền kinh tế đất nƣớc cũng nhƣ phát triển lên trình độ kinh tế tri thức thì ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực thì chúng ta cũng phải biết tận dụng mọi khả năng và nguồn lực từ các nƣớc đã phát triển. Trình độ phát triển của nƣớc ta còn thấp, trình độ khoa học công nghệ còn sơ khai, các ngành công nghệ cao mới bắt đầu hình thành, trình độ quản lý yếu... Với một mặt bằng nhƣ vậy, nếu chỉ trông chờ vào yếu tố nội lực thì phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới có thể đạt đƣợc điều mong muốn. Lúc đó có lẽ chúng ta đã bị tụt hậu rất nhiều rồi.

Trong giai đoạn vận dụng kinh tế tri thức vào nƣớc ta, việc khai thác ngoại lực thể hiện việc tập trung ở chính sách đối ngoại của Nhà nƣớc. Trong đó cần phải chú ý tầm quan trọng đặc biệt của lĩnh vực đầu tƣ nƣớc ngoài và kinh tế đối ngoại nói chung. Vì ở đó, ngoại lực sẽ đem lại thành tựu khoa học công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý và cả tiềm năng phát triển quan hệ quốc tế. Cần phải có các chính sách thu hút sự đầu tƣ nƣớc ngoài để dần từng bƣớc chuyển hóa yếu tố ngoại lực thành nội lực.

3.2. Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

3.2.1. Xây dựng cơ chế chính sách và cải cách nền hành chính quốc gia phù hợp với phát triển kinh tế tri thức phù hợp với phát triển kinh tế tri thức

Giai đoạn kinh tế tri thức đòi hỏi rất cao sự đổi mới về luật, thể chế, cơ chế, chính sách, con ngƣời, đặc biệt là các cán bộ trong bộ máy hành chính quốc gia. Nhà nƣớc cần tạo cơ sở pháp lý thực hiện dân chủ rộng rãi, tập hợp những nhà nghiên cứu, nhà quản lý giỏi đủ sức nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu sắc về lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm các nƣớc, dự báo đúng xu hƣớng phát triển và tìm cách đi phù hợp cho nƣớc ta tiến lên kinh tế tri thức.

Phát huy mọi khả năng sáng tạo của ngƣời dân, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân, mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình đóng góp vào phát triển sản xuất. Nhà nƣớc phải quản lý bằng luật pháp, bằng cơ chế chính sách, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh; chăm lo phúc lợi xã hội, giáo

dục, khoa học... mà không can thiệp sâu vào sản xuất kinh doanh; phải để cho các thành phần tham gia vào nền kinh tế phát huy hết năng lực của mình. Bộ máy hành chính quốc gia cần phải nhanh chóng hiện đại hóa và phát triển theo hƣớng chính phủ điện tử. Vì hiện nay cơ chế hành chính ở nƣớc ta vẫn quản lý theo phƣơng thức cũ tạo nên nhiều sự phiền hà cho nhân dân.

Phải xem xét lại chính sách đầu tƣ và cơ chế đầu tƣ. Các công trình nghiên cứu khoa học của Chính phủ vẫn còn mang tính hình thức, tính ứng dụng thấp, các công trình đƣợc sinh ra chủ yếu để giải ngân dẫn đến lãng phí tiền của. Một số dự án thì không tính hết tính năng dẫn dẫn đến đầu tƣ không hiệu quả.

Về chính quyền cần phải có một số cải cách sau:

Thứ nhất, xây dựng tổ chức chính quyền theo hệ thống mở nhằm đạt các kết quả về cải cách Nhà nƣớc là: dịch vụ hành chính công mạnh và hiệu quả hơn trong thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ cho dân cƣ; quản lý tài chính minh bạch và có hiệu quả hơn; tạo khả năng cho dân tiếp cận công lý trong một sân chơi bình đẳng; có khả năng chống tham nhũng và lãng phí ở tất cả các cấp; chính quyền đối xử một cách dân chủ và nhiệt tình với những yêu cầu của dân.

Thứ hai, bắt đầu thực hiện và mở rộng dần hình thức dân chủ trực tiếp.

Đồng thời sớm nghiên cứu quy chế kết hợp có hiệu quả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong hoạt động thƣờng xuyên của chính quyền nhằm bảo đảm đƣờng lối, chính sách đƣợc thực hiện và có thể kiểm soát, đánh giá đƣợc hiệu quả.

Thứ ba, công cuộc cải cách hành chính không nên chỉ căn cứ vào bản thân hành chính, mà phải hƣớng tới sự phự hợp giữa đổi mới tổ chức, thể chế hành

chính với trình độ và yêu cầu phát triển cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, trình độ dân chủ hoá.

Thứ tư, một trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng chính quyền là xây dựng và phát triển các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi địa bàn. Trên cơ sở ấy mà hƣớng các đoàn thể, các hiệp hội nghề nghiệp vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Xây dựng chính quyền Thành phố theo yêu cầu nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân là điều kiện chính trị hàng đầu của phát triển kinh tế tri thức. Ngay từ bây giờ xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân thì trong

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)