phù hợp với phát triển kinh tế tri thức
Giai đoạn kinh tế tri thức đòi hỏi rất cao sự đổi mới về luật, thể chế, cơ chế, chính sách, con ngƣời, đặc biệt là các cán bộ trong bộ máy hành chính quốc gia. Nhà nƣớc cần tạo cơ sở pháp lý thực hiện dân chủ rộng rãi, tập hợp những nhà nghiên cứu, nhà quản lý giỏi đủ sức nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu sắc về lý luận cũng nhƣ kinh nghiệm các nƣớc, dự báo đúng xu hƣớng phát triển và tìm cách đi phù hợp cho nƣớc ta tiến lên kinh tế tri thức.
Phát huy mọi khả năng sáng tạo của ngƣời dân, tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân, mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình đóng góp vào phát triển sản xuất. Nhà nƣớc phải quản lý bằng luật pháp, bằng cơ chế chính sách, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh; chăm lo phúc lợi xã hội, giáo
dục, khoa học... mà không can thiệp sâu vào sản xuất kinh doanh; phải để cho các thành phần tham gia vào nền kinh tế phát huy hết năng lực của mình. Bộ máy hành chính quốc gia cần phải nhanh chóng hiện đại hóa và phát triển theo hƣớng chính phủ điện tử. Vì hiện nay cơ chế hành chính ở nƣớc ta vẫn quản lý theo phƣơng thức cũ tạo nên nhiều sự phiền hà cho nhân dân.
Phải xem xét lại chính sách đầu tƣ và cơ chế đầu tƣ. Các công trình nghiên cứu khoa học của Chính phủ vẫn còn mang tính hình thức, tính ứng dụng thấp, các công trình đƣợc sinh ra chủ yếu để giải ngân dẫn đến lãng phí tiền của. Một số dự án thì không tính hết tính năng dẫn dẫn đến đầu tƣ không hiệu quả.
Về chính quyền cần phải có một số cải cách sau:
Thứ nhất, xây dựng tổ chức chính quyền theo hệ thống mở nhằm đạt các kết quả về cải cách Nhà nƣớc là: dịch vụ hành chính công mạnh và hiệu quả hơn trong thực hiện chính sách và cung cấp dịch vụ cho dân cƣ; quản lý tài chính minh bạch và có hiệu quả hơn; tạo khả năng cho dân tiếp cận công lý trong một sân chơi bình đẳng; có khả năng chống tham nhũng và lãng phí ở tất cả các cấp; chính quyền đối xử một cách dân chủ và nhiệt tình với những yêu cầu của dân.
Thứ hai, bắt đầu thực hiện và mở rộng dần hình thức dân chủ trực tiếp.
Đồng thời sớm nghiên cứu quy chế kết hợp có hiệu quả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong hoạt động thƣờng xuyên của chính quyền nhằm bảo đảm đƣờng lối, chính sách đƣợc thực hiện và có thể kiểm soát, đánh giá đƣợc hiệu quả.
Thứ ba, công cuộc cải cách hành chính không nên chỉ căn cứ vào bản thân hành chính, mà phải hƣớng tới sự phự hợp giữa đổi mới tổ chức, thể chế hành
chính với trình độ và yêu cầu phát triển cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, trình độ dân chủ hoá.
Thứ tư, một trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng chính quyền là xây dựng và phát triển các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi địa bàn. Trên cơ sở ấy mà hƣớng các đoàn thể, các hiệp hội nghề nghiệp vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Xây dựng chính quyền Thành phố theo yêu cầu nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân là điều kiện chính trị hàng đầu của phát triển kinh tế tri thức. Ngay từ bây giờ xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân thì trong tƣơng lai mới có nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng nghĩa của nó. Sở dĩ xây dựng chính quyền nhà nƣớc theo hƣớng ấy là điều kiện chính trị hàng đầu, bởi vì nhà nƣớc và hoạt động quản lý nhà nƣớc phải là điểm gặp, hội tụ giữa sự lãnh đạo của đảng cầm quyền với quyền làm chủ của nhân dân - những điều kiện để phát triển kinh tế tri thức.