Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thứ cở một số nƣớc, một số bài học kinh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)

học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

1.3.1. Kinh tế tri thức ở các nước phát triển

Tháng 2/1997, trong thông điệp về tình hình đất nƣớc, Tổng thống Bill Clinton đã chính thức sử dụng tên gọi kinh tế tri thức theo định nghĩa của OECD. Bởi lẽ, ở Mỹ cũng nhƣ các thành viên chủ yếu khác của OECD, hơn 50% tổng giá trị sản xuất trong nƣớc (GDP) đều do các ngành sản xuất có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao tạo ra. Tri thức đang trở thành yếu tố có sức sống và quan trọng nhất trong các yếu tố sản xuất, là hạt nhân của việc gắn liền tổ chức và lôi kéo, thúc đẩy đổi mới các yếu tố khác. Cũng có nghĩa là trong điều kiện hiện nay, tài nguyên lao động và tƣ bản hữu hình ở giai đoạn kinh tế công nghiệp đang dần bị tài nguyên tri thức thay thế vai trò chủ đạo.

Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đã bƣớc đầu bộc lộ ra khuôn mặt của thời đại kinh tế tri thức nhƣ:

Mỗi năm số tiền chi cho sản xuất tri thức và các hoạt động liên quan khác chiếm khoảng 20% GDP. Trong đó, chi tiêu cho giáo dục để phát triển nhân tài kiểu tri thức đã chiếm 10% GDP.

Đầu tƣ cho nghiên cứu và triển khai (R&D) chiếm 2,8% GDP, hƣớng vào việc nghiên cứu và sáng tạo ra những cái mới.

Thƣơng mại hóa số lƣợng lớn các thành quả của kỹ thuật cao để thúc đẩy tăng trƣởng, trong đó các ngành sản xuất phần mềm có hàm lƣợng tri thức cao đƣợc xác định là đại diện chính cho các nguồn tăng trƣởng. Ví dụ, trong 3 năm gần đây, tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất điện tử - tin học cho sự tăng trƣởng kinh tế của Mỹ lên đến khoảng 45%, trong khi ngành xây dựng chỉ chiếm khoảng 14% và xe hơi chỉ chiếm khoảng 4%. Theo dự đoán, cùng với sự khai thông toàn diện của xa lộ thông tin cao tốc trên quy mô toàn cầu, mức độ đóng góp của tri thức cho tăng trƣởng kinh tế từ 5 - 20% hiện nay sẽ lên tới 80 - 90% trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Trên cơ sở máy tính hóa, các công nghệ thông tin và các phƣơng tiện giao tiếp mới,... hàng loạt các dịch vụ mới nhƣ: dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thông tin, thƣơng mại điện tử... đã xuất hiện và hình thành nhanh chóng trên thị trƣờng. Ví dụ ở Mỹ, thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực phát triển hết sức mạnh. Thƣơng mại

điện tử hiện chiếm một tỉ lệ tiêu thụ lớn, từ 20 - 60% sản phẩm của các ngành máy tính điện tử, phần mềm, năng lƣợng và sách báo của Mỹ. Với sự hình thành các dịch vụ mới, cơ cấu hoạt động kinh doanh trƣớc đây là bộ phận của ngành sản xuất vật chất hoặc kinh tế gia đình sẽ đƣợc tách ra thành các khâu kinh tế độc lập. Đặc biệt nhờ kinh tế tri thức, những dịch vụ chƣa hề có trƣớc đó, đã đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Kết cấu việc làm thay đổi, không ngừng khai thác và phát triển những lĩnh vực việc làm mới của những ngành kinh tế tri thức. Năm 1997, chỉ riêng các ngành khoa học kỹ thuật cao của Mỹ đã tạo ra 240.000 cơ hội việc làm có tiền lƣơng cao. Hiện nay số ngƣời làm tin học ở Mỹ đã vƣợt trên 60% tổng lao động xã hội đang làm việc. Các khu vực kinh tế tri thức đã đóng góp khoảng 80% tổng GDP.

Rất nhiều ngành nghề trong nông nghiệp và công nghiệp đang chuyển thành những ngành nghề trí tuệ. Hiện nay, có khoảng 60% số công nhân ở Mỹ là công nhân tri thức, 80% số ngành nghề mới là do các ngành kinh tế tri thức tạo ra.

Khu vực kinh tế tri thức không những là khu vực phát triển nhanh nhất mà còn là khu vực xuất hiện những doanh nhân giàu có nhất. Các tỷ phú ngƣời Mỹ đa phần nằm trong các ngành kinh tế tri thức.

Nhờ sự phát triển của các ngành kinh tế tri thức, trong gần 10 năm qua, nền kinh tế Mỹ liên tục có tốc độ tăng trƣởng trung bình khoảng 3%, lạm phát 2%, thất nghiệp 4,5%. Lƣơng thực tế ngày càng tăng và đặc biệt là lợi nhuận thực tế của các công ty cũng ngày một tăng.

* Kinh tế tri thức ở EU

Tại Hội nghị thƣợng đỉnh Lisbon (3/2000) với mục tiêu đƣa Liên minh Châu âu (EU) trở thành khu vực phát triển năng động và có sức cạnh tranh cao nhất trên thế giới vào năm 2010, chính phủ các nƣớc thành viên của liên minh đã đồng thuận hƣớng EU tiến tới nền kinh tế tri thức. Tháng 5 năm 2000 ủy ban Châu Âu đã đề xuất kế hoạch hành động “Châu Âu điện tử” kêu gọi các nƣớc thành viên nhanh chóng xây dựng hệ thống mạng.

Với ƣu thế của một khu vực liên minh kinh tế - tiền tệ, có trình độ phát triển tƣơng đối đồng đều ở trình độ cao, EU đã tạo ra một thị trƣờng thống nhất trên toàn lãnh thổ Châu Âu trong việc phát triển điện thoại di động. Đầu tƣ vào công nghệ thông tin ngày càng tăng với tốc độ nhanh chóng. Nếu so sánh cả về quy mô nền kinh tế lẫn ƣu thế về công nghệ, EU vẫn chậm hơn Mỹ trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ đòi hỏi trình độ cao, đặc biệt là trong việc ứng dựng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Gần đây để đuổi kịp Mỹ trong việc phổ cập công nghệ thông tin, EU đã nỗ lực cải tiến để giảm giá máy tính xuống thấp hơn của Mỹ, đồng thời nhanh chóng chuyển sang sử dụng thế hệ máy tính mới với tốc độ cao. Trong tƣơng lai gần Châu Âu đang dự tính một kế hoạch đầu tƣ 125 tỷ USD cho việc cài đặt hệ thống máy tính tƣơng thích mới.

Theo đánh giá chung của giới nghiên cứu, dẫu rằng EU vẫn là một trong những “cái nôi” chủ yếu của khoa học và công nghệ thế giới, song họ vẫn thua Mỹ trong một số công nghệ gien, công nghệ vũ trụ internet. Chính vì lẽ đó, EU đã đƣa ra một số biện pháp để khắc phục những hạn chế của mình để tiếp tục phát triển trong kỷ nguyên mới.

1.3.2. Kinh tế tri thức ở các nước châu Á đang phát triển

* Kinh tế tri thức ở Singapore

Vào năm 1960, Singapore là một cảng vận tải và căn cứ quân sự của đế quốc Anh với một nền công nghiệp tiêu dùng nhỏ nhoi. Từ khi giành đƣợc độc lập vào năm 1965, trong khi dân số mới tăng gấp đôi, thì GDP tăng 20 lần và thƣơng mại tăng 50 lần. Tỷ lệ GDP/ngƣời của Singapore hiện thuộc vào nhóm cao nhất thế giới. Các nhóm chỉ số biểu thị sự phát triển kinh tế tri thức ở Singapore đều đã tiệm cận hoặc vƣợt mức phát triển trung bình của OECD. Điều đó chứng tỏ Singapore đã xây dựng đƣợc một kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, một nền tảng tri thức và một khuôn khổ chính sách mạnh, đủ sức cho phép nền kinh tế này tiếp tục tăng trƣởng theo hƣớng kinh tế tri thức, tƣơng đƣơng với các nền kinh tế phát triển lâu đời của OECD. Đó là kết quả của một đƣờng lối phát triển hết sức đúng đắn.

Ủy ban về nâng cao sức cạnh tranh của Singapore năm 1997 đã rút ra kết luận là đƣờng lối hƣớng tới kinh tế tri thức rất thích hợp với Singapore - một nƣớc nghèo tài nguyên thiên nhiên. Đƣờng lối này đã mang lại các thành quả kinh tế đáng kể cho Singapore chỉ trong một thời gian ngắn. Thậm chí Singapore còn vƣợt các nƣớc phát triển lâu đời ở hai chỉ số kinh tế tri thức quan trọng là tỉ lệ công nhân tri thức trong lực lƣợng lao động và tỉ lệ đóng góp của nhóm các ngành công nghiệp dựa trên tri thức vào GDP. Xem xét các chỉ số biểu thị các nguồn lực cho kinh tế tri thức giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (đƣợc biểu thị cùng Hàn quốc ở bảng sau), có thể cho thấy rõ Singapore đang sẵn sàng vững bƣớc tiến vào kỷ nguyên kinh tế tri thức.

* Kinh tế tri thức ở Hàn Quốc

Cũng tƣơng tự nhƣ Singapore, trong 30 năm gần đây, Hàn Quốc đã theo đuổi thành công chiến lƣợc định hƣớng xuất khẩu mang tính quốc gia và sự thành công này đã mang lại thành quả tăng trƣởng kinh tế đáng kể, một trình độ tri thức cao và sự ra đời của các ngành công nghiệp dựa trên tri thức nhƣ công nghệ bán dẫn và công nghệ thông tin. Nét đặc biệt của Hàn Quốc là đầu tƣ rất mạnh cho nghiên cứu và triển khai. Hàn Quốc tập trung nguồn lực mạnh cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông từ năm 1997. Các số liệu ở bảng sau cho thấy các chỉ tiêu kinh tế tri thức của Hàn Quốc còn thấp hơn so với Singapore nhƣng cũng có nhiều tiềm năng phát triển thành công kinh tế tri thức.

Bảng 1.3.1. Các chỉ số kinh tế tri thức của Hàn quốc và Singapore

Các chỉ tiêu Hàn quốc Singapore OECD

(mức trung bình)

Nhóm các ngành công nghệ cao (%GDP) 40% 57% 51%

Chi phí cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông (%GDP)

6.2% 3% 6%

Tỉ lệ công nhân tri thức (% lực lƣợng lao động) 18% 38% ~30%

Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (%GDP) 11% 91% 10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí cho R&D (%GDP) 2.1% 1% 1.38%

Chi cho giáo dục công cộng (%GDP) 3.7% 3% 46%

Tỉ lệ dân số tốt nghiệp trung học 21.1% 7.6% 16.75%

Nguồn: Vũ Trọng Lân, Kinh tế tri thức ở Việt Nam quan điểm và giải pháp phát triển.

* Kinh tế tri thức ở Malaysia

Với mục tiêu xây dựng môi trƣờng cần thiết cho kỷ nguyên mới và nuôi dƣỡng một nền công nghiệp tri thức trong mối liên kết với khu vực chế tạo thông qua việc thu hút các công ty đa quốc gia và công ty trong nƣớc có quy mô lớn. Năm 1996 Thủ tƣớng M. Mohamad đã chính thức công bố kế hoạch IT quốc gia gồm 3 giai đoạn với hạt nhân là: Siêu hành lang truyền thông đa phƣơng tiện (MSC).

Giai đoạn 1 (1996 - 2003): Xây dựng thành phố Cyberjaya và Putrajaya thành những thành phố thông minh đẳng cấp thế giới. Thiết lập luật điều khiển. Lập 7 ứng dụng mũi nhọn. Thu hút 50 công ty hàng đầu thế giới.

Giai đoạn 2 (2004- 2010): Xây dựng thêm các thành phố “thông minh”. Nối MSC với các thành phố khác và thế giới. Thành lập nhóm 250 công ty đẳng cấp quốc tế.

Giai đoạn 3 (2011 - 2020): Xây dựng thêm các thành phố “thông minh”. Chuyển đổi Malaysia thành một xã hội dựa trên tri thức. Thành lập nhóm 500 công ty đẳng cấp thế giới.

Malaysia đƣợc coi là có khả năng thành công trong bƣớc chuyển sang một xã hội dựa trên tri thức của khu vực.

* Kinh tế tri thức ở Trung Quốc

Trong những thành tựu về khoa học công nghệ hiện nay của Trung Quốc thì vai trò của Chính phủ là cực kỳ to lớn. Chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách khuyến khích các công ty đa quốc gia thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ cao với những chính sách hấp dẫn trong lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

Công nghiệp công nghệ thông tin của Trung Quốc tăng trƣởng hàng năm 25%, năm 1997 đạt 45,6 tỉ USD, cao thứ 7 toàn cầu. Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 xác định Nhà nƣớc hỗ trợ về chính sách, kinh phí, thị trƣờng để công nghệ thông tin trở thành công nghiệp cột trụ, tiến vào 5 nƣớc hàng đầu giành lại thị trƣờng tin học trong nƣớc. Công nghệ phần cứng của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trƣởng khoảng 45% năm, và đã bắt đầu sản xuất máy siêu vi tính. Công nghiệp phần mềm đang phát triển với tốc độ tăng trên 20% năm, doanh thu phần mềm bắt đầu vào giai đoạn phát triển nhanh, tiếp cận với xu thế phát triển toàn cầu. Khu công nghệ cao Haidian (Bắc Kinh) tập trung 70 trƣờng đại học, 130 viện nghiên cứu, 360 nghìn cán bộ đại học trở lên, là cơ sở quan trọng để phát triển công nghệ cao. Năm 2000, Trung Quốc đã xây dựng xong xa lộ thông tin y tế phủ kín cả nƣớc.

Báo cáo chính trị tại Đại hội XV Đảng cộng sản Trung Quốc viết: “Nhân tài là nguồn lực tài nguyên quan trọng nhất trong phát triển kinh tế và xã hội”. Chính phủ Trung Quốc một mặt đầu tƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nƣớc, mặt khác lại khuyến khích học sinh đi du học. Chính vì thế nên trình độ khoa học của lực lƣợng lao động của Trung Quốc đƣợc tăng lên nhanh chóng, đáp ứng đƣợc sự đòi hỏi của sự phát triển công nghệ mới. Mỗi năm Trung Quốc bỏ ra khoảng 4% GDP để đầu tƣ cho giáo dục.

Trung Quốc là nƣớc có tỉ lệ tăng trƣởng kinh tế vào hàng cao nhất thế giới, tốc độ tăng trƣởng GDP là 9.9% năm trong suốt 2 thập kỷ qua và có những thời điểm nhƣ những năm vừa qua Chính phủ Trung Quốc đã phải có những động thái nhằm giảm tốc độ tăng trƣởng vì nền kinh tế quá nóng, dẫn đến trạng thái mất cân bằng.

1.3.3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

* Kinh nghiệm từ các nước phát triển

Qua việc tìm hiểu sự phát triển kinh tế tri thức ở Mỹ, EU ở trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận chung trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở các nƣớc phát triển nhƣ sau:

Một là, phát triển kinh tế tri thức rất cần một tư duy đổi mới để nhận thức được tính kế thừa và sự khác biệt của nền kinh tế này so với các nền kinh tế hàng hoá thông thường đã và đang tồn tại trong lịch sử.

Đặc trƣng của nền kinh tế tri thức không những đòi hỏi môi trƣờng phát triển khác hẳn so với trƣớc, mà dù chỉ mới manh nha, nó cũng sẽ đào thải theo đúng quy luật những điều kiện lỗi thời, không phù hợp để tạo không gian cho sự ra đời của cái mới. Bởi, cuộc cách mạng thông tin đang trên đƣờng tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần mềm hay tốc độ, mà trƣớc hết đó phải là cuộc cách mạng về quan niệm, về đổi mới tƣ duy.

Hai là, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải hình thành nguồn vốn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài, lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển.

Trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo tri thức, trình độ tiếp cận và vận sự kiến thức tiến tiến để sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Tất cả những thứ đó đều gắn chặt với con ngƣời, do con ngƣời quyết định. Vì thế, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là phải hƣớng vào mục tiêu biến tri thức thành kỹ năng, tri thức thành trí lực. Dân trí phải trở thành nhân lực. Đây cũng chính là hƣớng đi chung của tất cả

các nƣớc để tiến vào thời đại của khoa học và công nghệ. “Vai trò của giáo dục là rất quan trọng (nếu không muốn núi là bậc nhất) đối với việc phát triển nhân lực, phát triển công nghệ thông tin và thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số”.

Ba là, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và coi chúng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Đây là hƣớng đi mà hầu hết các nƣớc đều tuân thủ nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho nền kinh tế tri thức.

Bốn là, tiến hành cải tổ và cải cách kinh tế - xã hội theo hướng tự do hoá hơn và cởi mở hơn.

Kinh nghiệm thành công và thất bại của các nƣớc cho thấy nền kinh tế tri thức không chỉ đòi hỏi phải đƣợc đầu tƣ thích đáng, mà còn phải tạo dựng đƣợc một nhà nƣớc pháp quyền, một môi trƣờng chính trị - xã hội dân chủ cho phép mọi

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 36)