Tiềm lực khoa họ c công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

* Các khái niệm:

Khoa học là hệ thống kiến thức kinh nghiệm của loài ngƣời do cộng đồng các nhà khoa học tìm ra. Khoa học bao gồm khoa học nghiên cứu và khoa học ứng dụng. Theo định nghĩa chung, khoa học là cơ sở, phƣơng pháp có lý luận, tƣ duy, chứng minh.

Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn một định nghĩa. Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con ngƣời. Với tƣ cách là hoạt động con ngƣời, công nghệ diễn ra trƣớc khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức của con ngƣời trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa nhƣ vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ.

Khoa học nghiên cứu các sự kiện tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Kỹ nghệ là ứng dụng của các kiến thức khoa học để phát triển sản phẩm. Công nghệ là việc sử dụng các sản phẩm đã kỹ nghệ hóa.

Thuật ngữ công nghệ vì vậy thông thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi các phát minh và cải tiến sử dụng các nguyên lý và quy trình đã đƣợc khoa học phát hiện ra gần

đây nhất. Tuy nhiên, thậm chí cả phát minh cổ nhất nhƣ bánh xe cũng là một minh họa cho công nghệ.

Một định nghĩa khác - đƣợc sử dụng trong kinh tế học - xem công nghệ nhƣ là trạng thái hiện tại của các kiến thức của chúng ta trong việc kết hợp các nguồn lực để sản xuất các sản phẩm mong muốn (và kiến thức của chúng ta về việc sản xuất nhƣ thế nào). Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy các thay đổi công nghệ khi kiến thức kỹ thuật của chúng ta tăng lên.

* Đặc điểm khoa học công nghệ

Khoa học và công nghệ là lĩnh vực nghiên cứu nhằm mục đích phát hiện ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Các hoạt động KH-CN có đặc điểm chung là kế thừa, sử dụng nhiều loại tri thức của nhân loại đã đƣợc tích lũy, kết quả của nó thƣờng đƣợc biểu hiện ra nhƣ một hệ thống tri thức mới. Với tƣ cách là một hệ thống tri thức, khoa học là biểu hiện sự khôn ngoan của trí tuệ đồng thời là một nguồn tài nguyên vô tận cho cuộc sống con ngƣời. Tri thức mới và sản phẩm của khoa học công nghệ chỉ thực sự có giá trị khi đƣợc xã hội thừa nhận khi đem lại hiệu quả kinh tế, làm giàu cho quốc gia. Kinh tế một quốc gia chỉ đƣợc phát triển khi những nghiên cứu cải tiến khoa học công nghệ đƣợc vận dụng vào trong thực tiễn sản xuất kinh doanh.

* Vai trò của khoa học - công nghệ

Bản chất của KH-CN là hệ thống tri thức mang tính quy luật và vai trò, nhiệm vụ của KH-CN bao gồm cả hai chức năng là nhận thức và cải tạo thế giới. Về cơ bản, khoa học đƣợc chia thành hai mảng: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Về loại hình nghiên cứu khoa học đƣợc chia làm ba loại: nghiên cứu khoa học cơ bản, nghiên cứu khoa học ứng dụng và nghiên cứu khoa học triển khai.

Khoa học - công nghệ ngày nay đã trở thành một LLSX hàng đầu và nó có vai trò ngày càng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của loài ngƣời. KH-CN ngày nay đã trở thành LLSX trực tiếp. Nền kinh tế thế giới đã phát triển đến giai đoạn kinh tế tri thức với sự phát triển cao độ của KH-CN và sự phát triển cao của tri thức.

Theo quy luật phát triển, nền kinh tế đã trải qua nhiều giai đoạn nhƣ kinh tế lao động, kinh tế tài nguyên hay nói cách khác là kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp. Hiện nay, một số nƣớc phát triển đã ở giai đoạn hậu công nghiệp hay còn gọi là kinh tế tri thức.

Nhƣ vậy để phát triển đi lên giai đoạn kinh tế tri thức thì gần nhƣ bắt buộc nền kinh tế nào cũng trải qua các giai đoạn phát triển trên. Tuy nhiên về thời gian và cách thức thì lại không giống nhau. Với các nƣớc phát triển, tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học công nghệ đã phát triển cao thì thời gian đi lên kinh tế tri thức đƣơng nhiên sẽ đƣợc rút ngắn lại. Ngƣợc lại, với những nƣớc có tiềm lực kinh tế và khoa học yếu hơn thì đƣơng nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của kinh tế công nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là sự phát triển cao của một số ngành nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ năng lƣợng, vật liệu mới... Nhƣng với các nƣớc đang phát triển có thể tập trung phát triển trƣớc một số ngành công nghệ cao làm mũi nhọn, đầu tàu để kéo cả nền kinh tế phát triển theo một hƣớng đã định.

1.2.3. Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế tri thức

Với các nƣớc phát triển, việc đi lên giai đoạn kinh tế tri thức là một quá trình tuần tự theo quy luật, do đó vai trò tác động của Nhà nƣớc không phải là yếu tố quyết định. Ngƣợc lại, với những nƣớc đang phát triển thì sự tác động của Nhà nƣớc là cực kỳ quan trọng, bởi nó mang tính định hƣớng cao. Với các nƣớc đang phát triển, cơ sở vật chất, trình độ khoa học còn chƣa cao, Chính phủ các nƣớc phải là ngƣời đứng ra quyết định phát triển nền kinh tế đi lên giai đoạn kinh tế tri thức theo hƣớng nào và bằng cách nào. Nếu sự định hƣớng đúng đắn, đồng thời Nhà nƣớc lại có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ, thúc đẩy thì sẽ nhanh chóng thu đƣợc thành quả. Trong trƣờng hợp này, vai trò của Chính phủ sẽ đƣợc thể hiện thông qua một số điểm nhƣ: chiến lƣợc, kế hoạch và chính sách giáo dục đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tƣ, khuyến khích nghiên cứu khoa học.

Xét về bản chất, kinh tế tri thức chỉ là giai đoạn phát triển cao của kinh tế thị trƣờng nên vai trò quản lý Nhà nƣớc về kinh tế là không thay đổi. Cụ thể, vẫn bao gồm một số điểm cơ bản nhƣ:

- Điều tiết và đảm bảo ổn định vĩ mô nền kinh tế thông qua các định hƣớng chiến lƣợc cho sự phát triển kinh tế bằng các công cụ nhƣ kế hoạch, chính sách, chƣơng trình...

- Thiết lập ra khuôn khổ pháp luật để xác định môi trƣờng pháp lý cho kinh tế tri thức hoạt động. Trong đó phải thực sự đề cao các luật về sở hữu trí tuệ và bản quyền công nghiệp các sản phẩm. Bởi trong kinh tế tri thức, sản phẩm trí tuệ mang giá trị vô hình và rất dễ bị xâm phạm nếu không có những biện pháp bảo vệ tích cực và hữu hiệu của hệ thống pháp luật.

- Điều chỉnh, sửa chữa các thất bại của thị trƣờng. - Đảm bảo công bằng xã hội.

Ngoài ra nhà nƣớc cần thực hiện tốt các chính sách nhƣ sau:

* Đẩy mạnh việc thu nhận tri thức

Có đƣợc tri thức là sự kết hợp giữa tiếp thu tri thức từ bên ngoài và tạo ra tri thức ở trong nƣớc. Vì không có một nƣớc nào có thể tạo ra tất cả tri thức mà mình cần, nên việc học tập từ những nƣớc bên ngoài là một yếu tố quyết định trong chiến lƣợc thành công cho tất cả các nƣớc, ngay cả những nƣớc có trình độ tiên tiến hơn. Đối với các nƣớc đang phát triển, việc xây dựng năng lực để ứng dụng tri thức nhập khẩu có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong phát triển, đặc biệt đối với việc nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nƣớc tiên tiến hơn. Tuy nhiên, những nƣớc này cũng cần tạo ra tri thức mà họ không thể mua đƣợc trên thế giới. Việc thu hẹp khoảng cách về tri thức cũng đòi hỏi các nƣớc này phải nâng dần khả năng tạo ra tri thức ở trong nƣớc.

Để xây dựng cơ sở tri thức, các nƣớc đang phát triển phải khai thác mọi phƣơng tiện sẵn có cho việc tiếp thu tri thức từ bên ngoài và tạo ra tri thức ở trong nƣớc.

Một chiến lƣợc hiệu quả để thu hẹp những khoảng cách về thông tin phải có các biện pháp nâng cao năng lực con ngƣời để có đƣợc tri thức. Bảo đảm cơ hội rộng khắp để tiếp cận giáo dục cơ bản là bƣớc đầu tiên cực kỳ quan trọng, nhƣng chƣa phải là tất cả. Các nƣớc cũng phải đảm bảo rằng họ có đủ đội ngũ nhân viên có trình độ cao, bao gồm các kỹ sƣ, các nhà khoa học. Điều này đòi hỏi phải phát triển các trƣờng trung học và đại học, đặc biệt là cho kỹ thuật và khoa học. Điều đó có nghĩa là phải cung cấp cơ hội học tập lâu dài cho các học viên sau khi đã tốt nghiệp phổ thông. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự đầu tƣ tốn kém mà các chỉnh phủ cần phải cân nhắc đặc biệt là đối với các nƣớc nghèo.

* Những chính sách để trao đổi tri thức trong thời đại thông tin

Ngày nay, những công nghệ thông tin và liên lạc mới giúp mọi ngƣời chia sẻ tri thức với chi phí thấp chƣa từng có. Do đó, các nƣớc đang phát triển có tiềm năng rất lớn để tận dụng những công nghệ mới nhằm nâng cấp hệ thống giáo dục, cải thiện việc hoạch định và thi hành chính sách, và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Để hiện thực hóa tiềm năng này, các nƣớc phải:

- Bảo đảm cạnh tranh và điều tiết hợp lý để tạo điều kiện tự do sáng kiến cá nhân nhằm mang lại hạ tầng và các dịch thông tin liên lạc và mở rộng việc sử dụng các công nghệ.

- Cung cấp cơ hội tiếp cận cho những vùng nông thôn và ngƣời nghèo; Bảo đảm dịch vụ đến đƣợc các vùng hẻo lánh và ngƣời nghèo bằng cách loại bỏ các chƣơng trình trợ giúp truyền thống và thay vào đó hợp tác với khu vực tƣ nhân hay những ngƣời thụ hƣởng để xác định mức độ hỗ trợ cần thiết của Chính phủ.

1.2.4. Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhất là về kinh tế nhƣ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nƣớc với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối liền thị trƣờng trong nƣớc với thị trƣờng thế giới và khu vực.

- Các hoạt động kinh tế quốc tế góp phần thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và các tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA).

- Thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại.

- Gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy giao lƣu văn hóa, trí tuệ. Các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng nhằm thúc đẩy thƣơng mại chủ yếu thông qua các chính sách cắt giảm thuế đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tiến tới hội nhập toàn cầu.

Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đó dẫn đến xu hƣớng liên kết kinh tế thông qua sự ra đời, sự hợp nhất của nhiều tổ chức và đơn vị kinh tế, thƣơng mại, tài chính, và các tổ chức quốc tế nhƣ Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, Quỹ tiền tệ thế giới IMF, Ngân hàng thế giới WB, Liên minh Châu Âu EU, Khu vực thƣơng mại tự do Bắc Mỹ NAFTA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Thông qua các tổ chức này, quy mô lƣu thông vốn quốc tế đƣợc tăng lên một cách đáng kể, tốc độ tăng trƣởng mậu dịch thế giới vƣợt xa tốc độ tăng trƣởng kinh tế; các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, pháp luật, nghiên cứu và phát triển, văn hóa đƣợc hợp tác chặt chẽ giữa nhiều quốc gia để phát huy tối đa tiềm lực của từng dân tộc nhằm đạt đến những thành tựu đáng kinh ngạc.

Song song với việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, quá trình hội nhập còn giúp củng cố và hoàn thiện các thể chế quốc tế, thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, các quốc gia, và các khu vực. Khoảng cách giữa các giá trị văn minh, hòa nhập về vật chất lẫn tinh thần giữa các nền kinh tế sẽ đƣợc thu hẹp để tiến tới việc hấp thu, học hỏi những tinh hoa tiến bộ của nhân loại và đào thải dần những hủ tục không phù hợp với sự phát triển của con ngƣời sẽ tạo ra những môi trƣờng thuận lợi để nhân loại cùng vƣơn tới những đỉnh cao về kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ khoa học kỹ thuật, môi trƣờng, v.v…

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở một số nƣớc, một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

1.3.1. Kinh tế tri thức ở các nước phát triển

Tháng 2/1997, trong thông điệp về tình hình đất nƣớc, Tổng thống Bill Clinton đã chính thức sử dụng tên gọi kinh tế tri thức theo định nghĩa của OECD. Bởi lẽ, ở Mỹ cũng nhƣ các thành viên chủ yếu khác của OECD, hơn 50% tổng giá trị sản xuất trong nƣớc (GDP) đều do các ngành sản xuất có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao tạo ra. Tri thức đang trở thành yếu tố có sức sống và quan trọng nhất trong các yếu tố sản xuất, là hạt nhân của việc gắn liền tổ chức và lôi kéo, thúc đẩy đổi mới các yếu tố khác. Cũng có nghĩa là trong điều kiện hiện nay, tài nguyên lao động và tƣ bản hữu hình ở giai đoạn kinh tế công nghiệp đang dần bị tài nguyên tri thức thay thế vai trò chủ đạo.

Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đã bƣớc đầu bộc lộ ra khuôn mặt của thời đại kinh tế tri thức nhƣ:

Mỗi năm số tiền chi cho sản xuất tri thức và các hoạt động liên quan khác chiếm khoảng 20% GDP. Trong đó, chi tiêu cho giáo dục để phát triển nhân tài kiểu tri thức đã chiếm 10% GDP.

Đầu tƣ cho nghiên cứu và triển khai (R&D) chiếm 2,8% GDP, hƣớng vào việc nghiên cứu và sáng tạo ra những cái mới.

Thƣơng mại hóa số lƣợng lớn các thành quả của kỹ thuật cao để thúc đẩy tăng trƣởng, trong đó các ngành sản xuất phần mềm có hàm lƣợng tri thức cao đƣợc xác định là đại diện chính cho các nguồn tăng trƣởng. Ví dụ, trong 3 năm gần đây, tỷ lệ đóng góp của ngành sản xuất điện tử - tin học cho sự tăng trƣởng kinh tế của Mỹ lên đến khoảng 45%, trong khi ngành xây dựng chỉ chiếm khoảng 14% và xe hơi chỉ chiếm khoảng 4%. Theo dự đoán, cùng với sự khai thông toàn diện của xa lộ thông tin cao tốc trên quy mô toàn cầu, mức độ đóng góp của tri thức cho tăng trƣởng kinh tế từ 5 - 20% hiện nay sẽ lên tới 80 - 90% trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.

Trên cơ sở máy tính hóa, các công nghệ thông tin và các phƣơng tiện giao tiếp mới,... hàng loạt các dịch vụ mới nhƣ: dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thông tin, thƣơng mại điện tử... đã xuất hiện và hình thành nhanh chóng trên thị trƣờng. Ví dụ ở Mỹ, thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực phát triển hết sức mạnh. Thƣơng mại

điện tử hiện chiếm một tỉ lệ tiêu thụ lớn, từ 20 - 60% sản phẩm của các ngành máy tính điện tử, phần mềm, năng lƣợng và sách báo của Mỹ. Với sự hình thành các dịch vụ mới, cơ cấu hoạt động kinh doanh trƣớc đây là bộ phận của ngành sản xuất vật chất hoặc kinh tế gia đình sẽ đƣợc tách ra thành các khâu kinh tế độc lập. Đặc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)