* Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới
Đây là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới với việc chủ yếu là đổi mới cơ chế quản lý. Trong thời gian này đã ban hành nhiều nghị quyết và quyết định của Đảng và Chính phủ nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nông nghiệp... Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm này cơ chế cũ chƣa mất đi, cơ chế mới chƣa hình thành nền Đổi mới chƣa có hiệu quả đáng kể. Trung bình trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nƣớc tăng 3,9%/năm.
Vào những năm cuối của thập kỷ 80, tình hình bắt đầu biến chuyển rõ rệt. Riờng lĩnh vực nông nghiệp có sự tiến bộ đột biến. Năm 1988, Việt Nam đƣa ra chế độ khoán nông nghiệp, giao đất cho nông dân, lấy hộ nông dân làm đơn vị kinh tế. Kết quả là nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn lƣơng thực thì năm 1989 trở thành nƣớc xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn và năm 1990 thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một số ngành công nghiệp then chốt nhƣ điện, thép cán, xi măng, dầu thô đạt mức tăng trƣởng khá.
Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28,0%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm nhanh. Nếu trong các năm 1976-1980 tỷ lệ giữa xuất và nhập là 1/4,0 thì những năm 1986-90 chỉ còn 1/1,8. Một thành công lớn là siêu lạm phát đã đƣợc kiềm chế và đẩy lùi (năm 1986 lạm phát là 774,7 %, thì năm 1987 là 223,1 %, 1989 là 34,7% và 1990 là 67,4 %) 48.
Tóm lại, thành công của đổi mới trong các năm 1986-90 là sản xuất đƣợc phục hồi, kinh tế tăng trƣởng, lạm phát bị đẩy lùi. Điều quan trọng hơn là đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới. Thành công này
càng có ý nghĩa hơn bởi đổi mới đƣợc thực hiện trƣớc khi các nƣớc Đông Ấu và Liên Xô cũ bị khủng hoảng toàn diện.
* Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đƣa ra chiến lƣợc "Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000" đồng thời đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm 1991-1995. Khó khăn lớn lúc này là nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận trong bối cảnh các nƣớc Đông Ấu và các nƣớc thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tổng mức lƣu chuyển ngoại thƣơng của Việt Nam với khu vực này giảm sút đột ngột, năm 1991 chỉ bằng 15,1% năm 1990. Song, thuận lợi lúc này là đổi mới đã phát huy tác dụng, các cơ sở kinh tế thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Những thành tựu nổi bật là:
+ Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản:
Trong nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần: quốc doanh, tƣ bản nhà nƣớc, tƣ bản tƣ doanh, hợp tác xã, cá thể... trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong nƣớc. Các thành phần kinh tế đƣợc trao quyền sử dụng đất và xuất nhập khẩu. Kinh tế quốc doanh tiếp tục đƣợc chú trọng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao:
Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản phẩm trong nƣớc tăng bình quân 8,2%. Năm 1996 tăng 9,5%. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lƣơng thực phát triển liên tục và vững chắc mỗi năm tăng thêm 1 triệu tấn lƣơng thực. Sản xuất công nghiệp đã từng bƣớc thích nghi với cơ chế quản lý mới, bình quân mỗi năm tăng 13,5%, là mức tăng cao nhất từ trƣớc tới lúc đó. Sản xuất trong nƣớc đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90 % quĩ tích luỹ và quĩ tiêu dùng hàng năm.
Từ 1991- 1995 có 1401 dự án FDI với 20,413 tỷ USD vốn đăng ký. Đây là thời kỳ vốn FDI vào Việt Nam tăng cao nhất, khoảng 50%/năm. Về xuất khẩu, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 27%, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP.
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vu, giảm dần của khu vực nông, lâm ngƣ nghiệp. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hƣớng hình thành các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và các vùng chuyên canh sản xuất lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp.
+ Lạm phát tiếp tục bị kiềm chế và đẩy lùi:
Thời kỳ này nhờ sản xuất phát triển, lƣu thông hàng hoá thông thoáng lại có thêm kinh nghiệm chống lạm phát mấy năm trƣớc nên giá cả ổn định dần. Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1991 tăng 67,5 %; năm 1993 chỉ tăng 5,2%; năm 1996 xuống 4,5%.
+ Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại:
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thƣờng với tất cả các nƣớc và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN). Cũng trong tháng 7/1995, Việt Nam và Liên minh Châu Ấu đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thƣơng mại và khoa học kỹ thuật và bình thƣờng hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Việt Nam cũng đã nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) và Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Đến cuối năm 1996, Việt Nam có quan hệ kinh tế thƣơng mại chính thức với trên 120 nƣớc, kim ngạch ngoại thƣơng gia tăng nhanh chóng, bình quân trên 20%/năm. Nhiều nƣớc và tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội.
Đời sống của nhân dân đã dần dần đƣợc cải thiện. Giáo dục, y tế đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân đƣợc cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm thêm hơn một triệu lao động có việc làm. Công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ đƣợc đẩy mạnh.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996) đã đƣa ra mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2020 đƣa Việt Nam "trở thành một nƣớc công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh".
Trong 2 năm 1996 - 1997, nền kinh tế phát triển tốt, GDP bình quân đạt hơn 9%, cao hơn cả mức trung bình của 5 năm trƣớc. Nhiều ngành sản xuất kinh doanh tiếp tục đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể. Giá trị sản xuất nông – lâm - ngƣ nghiệp tăng bình quân 4,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 28,4%/năm, nhập khẩu tăng 20%/năm. Lạm phát tiếp tục đƣợc kiểm soát, năm 1996 là 4,5% và năm 1997 là 4,3%. Vốn đầu tƣ phát triển tăng nhanh đạt khoảng 14- 15 tỷ USD, bằng 35% mức kế hoạch 5 năm 1996- 2000, trong đó vốn huy động trong nƣớc chiếm 51% còn lại là vốn từ nƣớc ngoài.
Tuy nhiên, từ giữa năm 1997, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hƣởng nặng nề của thiên tai, nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trƣởng GDP liên tục suy giảm: năm 1996 đạt 9,34%; năm 1997 đạt 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%. Tốc độ tăng trƣởng giảm sút thể hiện ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu: ngành công nghiệp- xây dựng đạt tốc độ tăng 13,5% năm 1996, đã giảm xuống 12,6% năm 1997, 10,3% năm 1998 và giảm mạnh xuống còn 7,7% năm 1999. Ngành dịch vụ đạt mức 8,9% năm 1996, giảm xuống còn 7,1% năm 1997, 4,2% năm 1998 và chỉ còn 2,3% năm 1999. Ngành nông nghiệp cũng có suy giảm: từ 4,4% năm 1996 xuống 4,3% năm 1997 và chỉ còn 2,7% năm 1998. Sang năm 1999, nông nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trƣởng 5,2%.
Sự sút giảm cũng đƣợc bộc lộ nhiều trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Về ngoại thƣơng, năm 1998 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,9% so với năm 1997. Mặc dù năm 1999, xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 11,52 tỷ USD, tăng 23,1% so với năm 1998 nhƣng thiếu vững chắc, tỷ lệ xuất khẩu nông sản, nguyên liệu thô
còn cao. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng giảm sút nghiêm trọng. Năm 1999, chỉ có 298 dự án đƣợc cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,548 tỷ USD. Chính phủ đã và đang nỗ lực điều chỉnh các chính sách để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vì đây là một nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội (khu vực có FDI đóng góp gần 10% GDP, 21% xuất khẩu tạo ra hơn 300.000 việc làm)
7.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đạt đƣợc một số thành tựu đáng khích lệ. Công tác thu hút và giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ dần qua các năm. Từ năm 1993- 1999 Việt Nam đã giải ngân đƣợc 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã đƣợc cam kết. Ngành du lịch cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu với lƣợng khách du lịch nƣớc ngoài ngày càng tăng, các dịch vụ của ngành cũng có chất lƣợng tốt hơn. Đặc biệt, lĩnh vực hợp tác lao động nƣớc ngoài đã có nhiều tiến bộ, mở ra một hƣớng quan trọng góp phần tăng thu nhập ngoại tệ, giải quyết việc làm. Hiện Việt Nam có hơn 54.000 lao động ở ngoài nƣớc, thị trƣờng đƣợc mở rộng từ 15 nƣớc năm 1995 lên 38 nƣớc năm 1999. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội vẫn duy trì đƣợc đà phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo đƣợc đẩy mạnh nhằm từng bƣớc nâng cao công bằng xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Trong những năm qua, tình trạng nghèo khổ ở Việt Nam đã giảm đi đáng kể. Chính phủ đã và đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy kinh tế nhƣ ban hành và thực thi Luật Doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thông qua Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài sửa đổi, cải cách tài chính, tiếp tục thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực...
Tháng 4 năm 2001, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 nhằm đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trƣởng kinh tế và chất lƣợng phát triển xã hội của đất nƣớc.
Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã đề ra mục tiêu tổng quát là "Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nguồn lực con ngƣời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng; thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành về cơ bản; vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao”. Tháng 4 năm 2006 Đại hội lần thứ X của Đảng đã diễn ra ở đại hội này Đảng ta đã tổng kết lại những thành tựu đã đạt đƣợc và nhìn lại sau 20 năm đổi mới là tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trƣớc, bình quân trong năm năm 2001-2005 là 7,51% đạt mức kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tƣơng đối ổn định, việc huy động các nguồn nội lực cho phát triển có chuyển biến tích cực, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nƣớc vƣợt dự kiến. Tổng vốn đầu tƣ vào nền kinh tế tăng nhanh đƣa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cƣờng tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2005, tỷ trọng giá trị nông nghiệp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp trong GDP còn 20,9% (kế hoạch 20 -21%) công nghiệp và xây dựng 41% (kế hoạch 38-39%) dịch vụ 38,1% (kế hoạch 41- 42%) các thành phần kinh tế đều phát triển. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bƣớc tiến mới rất quan trọng. Một số sản phẩm đã có sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Xuất khẩu, nhập khẩu có tốc độ tăng trƣởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 50% GDP. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) liên tục tăng qua các năm. Thể chế kinh tế thị trƣờng XHCN bƣớc đầu đƣợc xây dựng. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và đƣợc đầu tƣ nhiều hơn. Cơ sở vật chất đƣợc tăng cƣờng. Quy mô đào tạo mở rộng nhất là ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, trình độ dân trí đƣợc nâng cao. Khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đƣờng lối, chính sách, điều tra đánh giá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh. Trong năm năm tạo đƣợc việc làm cho 7,5 triệu lao động. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005. Tuổi thọ trung bình của dân số nƣớc ta tăng
từ 67,8 (năm 2000) lên 71,5 (năm 2005). Đại hội đã đề ra mục tiêu và phƣơng hƣớng tổng quát 5 năm 2006 - 2010 là: năm 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI do Đại hội IX của Đảng đề ra là nâng cao năng lự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dựng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển văn hóa thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, tăng cƣờng quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại 8.
* Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp năm 2008
Kinh tế - xã hội nƣớc ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nƣớc có nhiều biến động phức tạp, khó lƣờng. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trƣờng thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nƣớc; lạm phát xảy ra tại nhiều nƣớc trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nƣớc gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cƣ.
Trƣớc tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trƣơng xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của đất nƣớc nhƣ: Kết luận số 22/KL-TW ngày 04/4/2008