Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

* Kinh nghiệm từ các nước phát triển

Qua việc tìm hiểu sự phát triển kinh tế tri thức ở Mỹ, EU ở trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận chung trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở các nƣớc phát triển nhƣ sau:

Một là, phát triển kinh tế tri thức rất cần một tư duy đổi mới để nhận thức được tính kế thừa và sự khác biệt của nền kinh tế này so với các nền kinh tế hàng hoá thông thường đã và đang tồn tại trong lịch sử.

Đặc trƣng của nền kinh tế tri thức không những đòi hỏi môi trƣờng phát triển khác hẳn so với trƣớc, mà dù chỉ mới manh nha, nó cũng sẽ đào thải theo đúng quy luật những điều kiện lỗi thời, không phù hợp để tạo không gian cho sự ra đời của cái mới. Bởi, cuộc cách mạng thông tin đang trên đƣờng tiến tới, đó không đơn thuần chỉ là cuộc cách mạng về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần mềm hay tốc độ, mà trƣớc hết đó phải là cuộc cách mạng về quan niệm, về đổi mới tƣ duy.

Hai là, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải hình thành nguồn vốn nhân lực, khuyến khích và bồi dưỡng nhân tài, lấy con người làm trung tâm của mọi sự phát triển.

Trong nền kinh tế tri thức, khả năng sáng tạo tri thức, trình độ tiếp cận và vận sự kiến thức tiến tiến để sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế. Tất cả những thứ đó đều gắn chặt với con ngƣời, do con ngƣời quyết định. Vì thế, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực là phải hƣớng vào mục tiêu biến tri thức thành kỹ năng, tri thức thành trí lực. Dân trí phải trở thành nhân lực. Đây cũng chính là hƣớng đi chung của tất cả

các nƣớc để tiến vào thời đại của khoa học và công nghệ. “Vai trò của giáo dục là rất quan trọng (nếu không muốn núi là bậc nhất) đối với việc phát triển nhân lực, phát triển công nghệ thông tin và thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số”.

Ba là, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và coi chúng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Đây là hƣớng đi mà hầu hết các nƣớc đều tuân thủ nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho nền kinh tế tri thức.

Bốn là, tiến hành cải tổ và cải cách kinh tế - xã hội theo hướng tự do hoá hơn và cởi mở hơn.

Kinh nghiệm thành công và thất bại của các nƣớc cho thấy nền kinh tế tri thức không chỉ đòi hỏi phải đƣợc đầu tƣ thích đáng, mà còn phải tạo dựng đƣợc một nhà nƣớc pháp quyền, một môi trƣờng chính trị - xã hội dân chủ cho phép mọi ngƣời dân có thể bày tỏ đƣợc quan điểm và chính kiến, cũng nhƣ các ý tƣởng sáng tạo của mình; môi trƣờng pháp lý minh bạch, ổn định không bị thay đổi một cách tùy tiện. Để phát triển kinh tế kỹ thuật số, vốn (capital) là một nhân tố quyết định, nhƣng cũng không thể thiếu đƣợc điều kiện tiên quyết là nhà nƣớc pháp quyền thực sự dân chủ và một nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh, cùng tri thức và công nghệ.

Năm là, lấy doanh nghiệp làm chủ thể của các chương trình đầu tư nghiên cứu và triển khai

Khác với những thập kỷ trƣớc, những phát minh khoa học ứng dụng ngày nay do các công ty thực hiện là chủ yếu. Các tập đoàn lớn thƣờng có các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để phục vụ cho nhu cầu đổi mới sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới nhằm thu đƣợc lợi ích kinh doanh.

Sáu là, muốn tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức, phải nhanh chóng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, sẵn sàng đương đầu với những thách thức, tận dụng lợi thế so sánh tương đối về các nguồn lực để thực hiện chiến lược đuổi kịp và phát triển bền vững.

Do toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày nay đang là một xu thế tất yếu, nên mọi nền kinh tế đều tồn tại trong sự ràng buộc lẫn nhau, các bƣớc di chuyển thông tin, tài chính, hàng hóa, dịch vụ,... đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trong hoàn cảnh đó, sự phát triển của tất cả các nƣớc, các khu vực không thể không tính đến tác động của các nhân tố khách quan bên ngoài.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh khoa học công nghệ tiến nhanh nhƣ vũ bão hiện nay, cần phải có một chiến lƣợc phát triển đúng đắn để tranh thủ đƣợc mọi thời cơ do thời đại mang lại, khơi dậy đƣợc những tiềm năng đang ẩn khuất và tập trung đƣợc mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho phát triển.

* Kinh nghiệm từ các nước châu Á đang phát triển

Thứ nhất, để hình thành và phát triển kinh tế tri thức thì cần phải có tƣ duy

của kinh tế tri thức. Cho dù một số nƣớc đang phát triển hiện nay vẫn còn đang trong quá trình công nghiệp hóa, song tƣ duy kinh tế tri thức vẫn hết sức cần thiết, để sao cho, trong khi chƣa thể bắt kịp vào kinh tế tri thức thì vẫn có thể tiếp nhận đƣợc các hiệu ứng lan tỏa của kinh tế tri thức trong điều kiện toàn cầu hóa.

Thứ hai, tăng cƣờng năng lực khoa học công nghệ quốc gia. Không có khoa

học và công nghệ phát triển với một nhịp độ cao thì cũng không thể có kinh tế tri thức, và do đó cũng không thể có nền kinh tế hiện đại. Ngƣời Trung Quốc lấy quan điểm cho rằng khoa học và công nghệ là lực lƣợng sản xuất số một. Các nƣớc đang phát triển khác cũng vậy, đều tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu triển khai, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, hƣớng khoa học công nghệ vào việc tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa...

Thứ ba, phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức, nó là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

Thứ tư, đầu tƣ mạnh cho phát triển nguồn nhân lực. Khoảng cách chênh lệch

về trình độ phát triển kinh tế giữa các nƣớc có liên quan mật thiết với khoảng cách chênh lệch về tri thức. Vì vậy, mục tiêu hàng đầu của các nƣớc đang phát triển nhƣ

Việt Nam là phải rút ngắn đƣợc khoảng cách chênh lệch về tri thức với các nƣớc phát triển. Để có thể đạt đƣợc điều đó thì giải pháp duy nhất là phải đầu tƣ mạnh cho đào tạo nguồn nhân lực trong nƣớc, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và có những chính sách thu hút và tận dụng nguồn nhân lực từ bên ngoài.

Thứ năm, Nhà nƣớc phải có những chính sách và cơ chế khuyến khích sự phát triển của khoa học công nghệ, khuyến khích những ngƣời có tài đóng góp tài năng, sức lực cho đất nƣớc. Kinh nghiệm của một số nƣớc cho thấy Nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc định hƣớng, tạo môi trƣờng, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của kinh tế tri thức. Điển hình nhƣ Trung Quốc, Nhà nƣớc không chỉ dừng lại ở đó mà còn đi đầu trong việc khai phá, tạo có huých mạnh mẽ để thúc đẩy toàn xã hội vận động theo hƣớng chuyển sang kinh tế tri thức.

Thứ sáu, kinh tế tri thức hƣớng tới một xã hội mở, dân chủ rộng rãi. Vì vậy,

các nƣớc đang phát triển cần chủ động hội nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực và quốc tế để nắm bắt đƣợc những cơ hội do nền kinh tế thế giới mang lại. Thực tiễn phát triển kinh tế ở các nƣớc này cũng đã cho thấy, nƣớc nào sớm bƣớc vào tiến trình hội nhập và mở cửa thì hàm lƣợng tri thức trong phát triển kinh tế ở các nƣớc đó ngày càng cao.

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở các nƣớc phát triển, có thể thấy rằng, các nƣớc phát triển đã chủ động phát triển kinh tế tri thức từ cuối thế kỷ XX và qua đó có thể khẳng định thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế tri thức. Vì vậy, mặc dù nƣớc ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH (đang trong giai đoạn phát triển của kinh tế tài nguyên, kinh tế hữu hình) nhƣng chúng ta cần phải từng bƣớc chủ động để hội nhập vào thời đại kinh tế tri thức. Nƣớc ta không thể chần chừ bỏ lỡ cơ hội lớn mà phải đi thẳng vào nền kinh tế tri thức, phải nâng cao năng lực khoa học, công nghệ nội sinh, phải bắt kịp tri thức mới của thời đại, đi thẳng vào những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao. Đó chính là con đƣờng vừa phát triển tuần tự, vừa nhảy vọt “đi tắt, đón đầu”, có nhƣ vậy mới có thể rút ngắn khoảng cách với các nƣớc trong khu vực

và trên thế giới, đúng nhƣ Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “ ... Chiến lƣợc phát triển đất nƣớc ta là chiến lƣợc dựa vào tri thức và thông tin, chiến lƣợc đi tắt, đón đầu với mũi nhọn là công nghệ thông tin...”

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)